Chuyên Đề Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài:

    Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới với sản lượng hơn 4,5 triệu tấn trong năm 2007, tuy nhiên thị trường gạo nước ngoài đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Thái Lan, Ấn Độ, Trong nhiều năm qua, đa số các doanh nghiệp kinh doanh gạo ở nước ta chỉ tập trung vào thị trường nước ngoài mà không quan tâm đến thị trường nội địa, do đó các loại gạo nước ngoài dần dần có chỗ đứng trên thị Việt Nam, đặc biệt là gạo chất lượng cao của Thái Lan, Nhật, Bên cạnh đó, một thực trạng xảy ra phổ biến là: gạo sản xuất trong nước có chất lượng cao, loại xuất khẩu, được một số cửa hàng đẩy lên thành gạo nhập khẩu và bán với giá cao.

    Xuất phát từ thực tế trên, một vấn đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo nước ta là: tại sao chỉ khai thác thị trường nước ngoài với nhiều rào cản mà không chú ý khai thác tốt thị trường nội địa có sức tiêu thụ không kém? Dân số nước ta khoảng 84 triệu người, chỉ cần một người tiêu thụ khoảng 10 kg gạo chất lượng cao hàng năm thì số lượng tiêu thụ lên đến 840.000 tấn. Đây là một lượng nhu cầu rất lớn mà hiện tại nguồn cung gạo chất lượng cao trong nước chưa đáp ứng đủ. Bên cạnh đó do chất lượng cuộc sống được nâng cao, xu hướng giảm khẩu phần gạo trong bữa ăn hàng ngày là phổ biến nên người tiêu dùng thường lựa chọn các loại gạo đảm bảo chất lượng, có thương hiệu phục vụ cho bữa ăn. Qua đó, cho thấy thị trường gạo nội địa là một thị trường đầy tiềm năng cho các loại gạo chất lượng cao, có khả năng khai thác đem lại lợi ích cao.

    Nhận thấy tiềm năng của thị trường gạo nội địa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) có định hướng khai thác thị trường trong nước nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo của công ty. Angimex là doanh nghiệp sản xuất và chế biến gạo đứng đầu tỉnh An Giang với năng lực sản xuất 350.000 tấn/năm, trãi qua quá trình hoạt động trên 30 năm, Angimex đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gạo. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường nội địa, Angimex cần có những kế hoạch cụ thể, hợp lý, từng bước thực hiện để hoàn thành mục tiêu.

    Để phát triển thị trường nội địa với qui mô rộng lớn, trước tiên công ty Angimex phải xây dựng nền tảng vững chắc là thị trường tỉnh nhà, mà phần lớn tập trung ở Thành phố Long Xuyên. Thành công ở thị trường này sẽ là đòn bẩy để công ty mở rộng thị trường sang những nơi khác. Trong bước đầu xâm nhập thị trường sẽ có nhiều khó khăn mà công ty phải đối mặt, công ty phải có những bước đi tuần tự, thích nghi với những biến đổi của thị trường trong từng thời kỳ. Chính vì vậy “Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012” có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phát triển thị trường gạo nội địa lâu dài của công ty.

    Các câu hỏi đặt ra để giải quyết vấn đề trên là: khả năng phát triển thị trường mới của công ty như thế nào? Bằng cách nào để đưa sản phẩm gạo của công ty có mặt ở thị trường Thành phố Long Xuyên? Công ty cần có chiến lược cụ thể nào để nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác? Và một loạt các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, công ty phải đối mặt. Song song với việc phát triển thị trường thì công ty phải có những giải pháp để giữ vững và mở rộng thị trường, từng bước xây dựng thị trường nội địa vững chắc.

    1.2 Mục tiêu, phạm vi và phương phương pháp nghiên cứu

    1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau:

    Thứ nhất làtìm hiểu tình hình kinh doanh gạo của công ty Angimex.

    Thứ hailà tìm hiểu thị trường gạo ở Thành phố Long Xuyên, lập kế hoạch để đưa gạo của công ty vào tiêu thụ ở thị trường này.

    Thứ ba là đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo nội địa, giữ vững và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty khác.

    1.2.2 Phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: công ty Angimex kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau như: chế biến và xuất khẩu gạo, mua bán các thiết bị nông nghiệp, xe gắn máy, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh gạo, đây là ngành hàng kinh doanh chính của công ty.

    Không gian nghiêncứu: thành phố Long Xuyên. Thị trường gạo nội địa là rất rộng nhưng do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn nên chỉ tiến hành nghiên cứu ở thị trường thành phố Long Xuyên

    Thời gian nghiên cứu: 4 tháng.

    1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

    Ø Phương pháp thu thập số liệu:

    Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 30 chủ cửa hàng (sạp) gạo ở địa bàn thành phố Long Xuyên để thu thập các thông tin về: các loại gạo đang bán hiện nay, lợi nhuận mong muốn, ý kiến của các chủ cửa hàng (sạp) gạo về việc kinh doanh gạo đóng gói sẵn, Phỏng vấn các nhân viên của công ty để tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực hoạt động đang nghiên cứu, quan sát thực tế tại công ty.

    Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu sau từ công ty: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh gạo giai đoạn 2005-2007, kết quả nghiên cứu thị trường của công ty và một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thu thập thông tin từ các tạp chí, báo như: báo Nông Nghiệp, tạp chí Phát Triển Kinh Tế, Báo Tuổi trẻ, báo An Giang, thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Thu thập thông tin từ truyền hình, internet: các chương trình, chuyên đề nông nghiệp, các trang web www.angiang.com.vn, www.vietrice.com.vn, www.angimex.com.vn, .

    Tham khảo các tài liệu chuyên ngành marketing của Philip Kotler, của GS-TS Trần Minh Đạo, tham khảo các nghiên cứu trước đây. Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.

    Ø Phương pháp xử lý số liệu:

    Sau khi thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp, tiến hành làm sạch dữ liệu và dùng phần mềm Excel để phân tích.

    Phân tích, so sánh các số liệu thứ cấp đã thu thập ở đơn vị thực tập.

    1.3 Ý nghĩa của đề tài:

    Phát triển thị trường gạo ở thành phố Long Xuyên được xem như bước thử nghiệm ban đầu trong kế hoạch phát triển thị trường gạo nội địa của công ty Angimex. Thành công ở thị trường này sẽ là nền tảng để công ty tiếp tục phát triển sang những thị trường lớn hơn như: đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, từng bước mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần đưa hạt gạo Việt Nam giành lại vị thế trên sân nhà.

    1.4 Nội dung bài nghiên cứu

    Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 7 chương:

    Chương 1 giới thiệu khái quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩ thực tiễn của đề tài và phác thảo phương pháp nghiên cứu.

    Chương 2 trình bày các nội dung về lịch sử hình thành và phát triển cùa công ty, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây và thị trường kinh doanh gạo của công ty sẽ được. Bên cạnh đó, còn có những điểm thuận lợi và khó khăn và định hướng phát triển của công ty.

    Chương 3 trình bày các lý thuyết làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài bao gồm các định nghĩa, khái niệm về thị trường, kế hoạch phát triển thị trường.

    Chương 4 là phần giới thiệu chi tiết về các phương pháp thu thập và xử lý và phân tích số liệu, trình tự các bước nghiên cứu.

    Chương 5 khái quát về thị trường gạo nội địa, tóm tắt hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên và phân tích các cơ hội tham gia thị trường của công ty Angimex.

    Chương 6 là chương quan trọng nhất của đề tài, trình bày các mục tiêu của kế hoạch phát triển thị trường, đề ra các kế hoạch cụ thể về sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị để đạt được mục tiêu.

    Chương 7 là những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu và kiến nghị đối với công ty trong việc xâm nhập, giữ vững và phát triển thị trường nội địa.

    Tóm lại:

    Trước thực trạng gạo ngoại tràn ngập thị trường nội địa và các doanh nghiệp kinh doanh gạo chỉ quan tâm đến thị trường xuất khẩu mà “bỏ trống sân nhà”, công ty Angimex có hướng phát triển thị trường nội địa để tận dụng cơ hội kinh doanh. Với mục tiêu từng bước đưa gạo của công ty vào tiêu thụ ở thị trường trong nước công ty phải có kế hoạch phát triển thị trường ở tỉnh nhà, đặc biệt là Thành phố Long Xuyên để làm nền tảng.

    Đề tài tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Mục tiêu chính của đề tài là lập kế hoạch marketing gạo của công ty ở thị trường Thành phố Long Xuyên. Sau khi phân tích, nghiên cứu có thể đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo.

    Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: thu thập số liệu sơ cấp, thu thập số liệu thứ cấp, tham khảo các tài liệu chuyên ngành, ý kiến của giáo viên hướng dẫn để hoàn thành đề tài.

    Ở chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu. Tiếp theo chương 2 sẽ phần giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty Angimex, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như định hướng của công ty trong thới gian sắp tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...