Luận Văn Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex (CTCP Xuất nhập khẩu An Giang )tại Thành phố

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
    Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới với sản lượng hơn 4,5 triệu tấn trong năm 2007, tuy nhiên thị trường gạo nước ngoài đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Thái Lan, Ấn Độ, Trong nhiều năm qua, đa số các doanh nghiệp kinh doanh gạo ở nước ta chỉ tập trung vào thị trường nước ngoài mà không quan tâm đến thị trường nội địa, do đó các loại gạo nước ngoài dần dần có chỗ đứng trên thị Việt Nam, đặc biệt là gạo chất lượng cao của Thái Lan, Nhật, Bên cạnh đó, một thực trạng xảy ra phổ biến là: gạo sản xuất trong nước có chất lượng cao, loại xuất khẩu, được một số cửa hàng đẩy lên thành gạo nhập khẩu và bán với giá cao.
    Xuất phát từ thực tế trên, một vấn đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo nước ta là: tại sao chỉ khai thác thị trường nước ngoài với nhiều rào cản mà không chú ý khai thác tốt thị trường nội địa có sức tiêu thụ không kém? Dân số nước ta khoảng 84 triệu người, chỉ cần một người tiêu thụ khoảng 10 kg gạo chất lượng cao hàng năm thì số lượng tiêu thụ lên đến 840.000 tấn. Đây là một lượng nhu cầu rất lớn mà hiện tại nguồn cung gạo chất lượng cao trong nước chưa đáp ứng đủ. Bên cạnh đó do chất lượng cuộc sống được nâng cao, xu hướng giảm khẩu phần gạo trong bữa ăn hàng ngày là phổ biến nên người tiêu dùng thường lựa chọn các loại gạo đảm bảo chất lượng, có thương hiệu phục vụ cho bữa ăn. Qua đó, cho thấy thị trường gạo nội địa là một thị trường đầy tiềm năng cho các loại gạo chất lượng cao, có khả năng khai thác đem lại lợi ích cao.
    Nhận thấy tiềm năng của thị trường gạo nội địa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) có định hướng khai thác thị trường trong nước nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo của công ty. Angimex là doanh nghiệp sản xuất và chế biến gạo đứng đầu tỉnh An Giang với năng lực sản xuất 350.000 tấn/năm, trãi qua quá trình hoạt động trên 30 năm, Angimex đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gạo. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường nội địa, Angimex cần có những kế hoạch cụ thể, hợp lý, từng bước thực hiện để hoàn thành mục tiêu.
    Để phát triển thị trường nội địa với qui mô rộng lớn, trước tiên công ty Angimex phải xây dựng nền tảng vững chắc là thị trường tỉnh nhà, mà phần lớn tập trung ở Thành phố Long Xuyên. Thành công ở thị trường này sẽ là đòn bẩy để công ty mở rộng thị trường sang những nơi khác. Trong bước đầu xâm nhập thị trường sẽ có nhiều khó khăn mà công ty phải đối mặt, công ty phải có những bước đi tuần tự, thích nghi với những biến đổi của thị trường trong từng thời kỳ. Chính vì vậy “Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012” có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phát triển thị trường gạo nội địa lâu dài của công ty.
    Các câu hỏi đặt ra để giải quyết vấn đề trên là: khả năng phát triển thị trường mới của công ty như thế nào? Bằng cách nào để đưa sản phẩm gạo của công ty có mặt ở thị trường Thành phố Long Xuyên? Công ty cần có chiến lược cụ thể nào để nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác? Và một loạt các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, công ty phải đối mặt. Song song với việc phát triển thị trường thì công ty phải có những giải pháp để giữ vững và mở rộng thị trường, từng bước xây dựng thị trường nội địa vững chắc.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
    1.4 Nội dung bài nghiên cứu 3
    CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX 5
    2.1 lịch sử hình thành và phát triển 5
    2.1.1 lịch sử hình thành 5
    2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 5
    2.1.3 Quá trình phát triển 6
    2.2 Cơ cấu tổ chức 7
    2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2007 9
    2.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 11
    2.5 Định hướng phát triển của công ty 12
    CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 13
    3.1 Một số khái niệm có liên quan 13
    3.1.1 Thị trường 13
    3.1.2 Nhu cầu thị trường 13
    3.1.3 Hành vi của người tiêu dùng 13
    3.1.4 phát triển thị trường 13
    3.2 Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị 14
    3.2.1 Phân khúc thị trường 14
    3.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 15
    3.2.3 Định vị 17
    3.3 Lập kế hoạch marketing 18
    3.3.1 Khái niệm, vai trò của việc lập kế hoạch marketing 18
    3.3.2 Quá trình lập kế hoạch marketing 18
    CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    4.1 Thiết kế nghiên cứu 23
    4.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 25
    4.3 Thang đo 25
    4.4 Phương pháp xử lý số liệu 26
    4.5 Tiến độ thực hiện 27
    CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 29
    5.1 Tổng quan về thị trường gạo nội địa 29
    5.2 Thị trường gạo thành phố Long Xuyên 31
    5.2.1 Vài nét về thành phố Long Xuyên 31
    5.2.2 Hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên 31
    5.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 35
    5.3.1 Công ty TNHH Minh Cát Tấn 35
    5.3.2 Công ty lương thực Tiền Giang 37
    5.4 Phân tích các cơ hội tham gia thị trường 39
    5.4.1 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu 39
    5.4.2 Phân tích các cơ hội, nguy cơ 40
    5.5 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 41
    CHƯƠNG 6 KẾ HOẠCH marketing – MIX 44
    6.1 Tóm tắt kế hoạch 44
    6.2 Mục tiêu của kế hoạch xâm nhập thị trường thành phố Long Xuyên 44
    6.2.1 Cơ sở hình thành mục tiêu 44
    6.2.2 Mục tiêu 45
    6.3 Ma trận SWOT 46
    6.4 Kế hoạch marketing – mix 47
    6.4.1 Chiến lược sản phẩm 47
    6.4.2 Chiến lược giá 49
    6.4.3 Chiến lược phấn phối 50
    6.4.4 Chiến lược chiêu thị 53
    6.4.5 Ước lượng chi phí, doanh thu 54
    CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 57
    7.1 Giới thiệu 57
    7.2 Kết luận 57
    7.3 Kiến nghị - giải pháp 58
    7.3.1 Kiến nghị 58
    7.3.2 Giải pháp 59
    7.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...