Tài liệu Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2005

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2005

    LỜI MỞ ĐẦU
    Với hơn 2000 loài cá biển, 101 loài tôm biển, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển, 4 loài rùa biển và ngoài ra c̣n nhiều loài đặc sản quí hiếm như : Yến ṣ, Ṣ huyết, Trai ngọc, Điệp, San hô đỏ . Thanh Hoá nằm trong vùng ven biển duyên hải miền Trung với bờ biển dài 102 km, với 6 cửa lạch chính rất thuận tiện cho hoạt động của các phương tiện đánh bắt hải sản đồng thời có nhiều ao, hồ, đầm vụng tự nhiên thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản.
    Trong những năm vừa qua ngành thuỷ sản Việt nam nói chung và Thanh hoá nói riêng đẫ đạt được những thành tựu nhất định, đó là sản lượng và năng suất khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng, chế biến hải sản đạt một số tiêu chuẩn quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Thanh hoá. Tuy nhiên, thuỷ sản Thanh hoá chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng của nó. Đó là trong khai thác hải sản đạt hiệu quả chưa cao, nuôi trồng thuỷ sản th́ phát triển một cách tự phát, thiếu sự quy hoạch đồng bộ, công nghiệp chế biến thuỷ sản c̣n lạc hậu so với thế giới.
    Để phát huy được những thành tựu và khắc phục dần những hạn chế trong thời gian qua th́ việc xây dựng kế hoạch phát triển cho ngành thuỷ sảnlà cần thiết. Bởi lẽ nó cụ thể hoá chiến lược và góp phần thực hiện thành công ba chương tŕnh lớn của ngành thuỷ sản: chương tŕnh khai thác hải sản xa bờ, chương tŕnh nuôi trồng thuỷ sản và chương tŕnh phát triển xuất khẩu thuỷ. Đồng thời kế hoạch sẽ đảm bảo phân bố sử dụng nguồn lực một cách hợp lư, tiến tới phát triển ngành thuỷ sản bền vững theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy kế hoạch phát triển ngành vừa bảo đảm tính hiện thực, vừa bảo đảm tính định hướng lâu dài.
    Nhận thức được tầm quan trọng của ngành đối với phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh và phù hợp với chuyên ngành, em xin mạnh dạn chọn đề tài ''Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2005 ''
    Trong đề tài này sẽ đề cập đến một số vấn đề có tính hệ thống về tiềm năng, phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển ngành đến năm 2005. Nội dung đề tài gồm 3 chương :

    Chương mét: Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản.
    Chương hai : Đánh giá t́nh h́nh thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá.
    Chương ba : Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá đến năm 2005.

    Tuy vậy v́ tŕnh độ người viết c̣n có nhiều hạn chế. Thời gian ngắn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy, cô giáo và các bạn góp ư kiến đóng góp, bổ sung. Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới GS- TS Vũ Thị Ngọc Phùng và các cô chú trong Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá đă tận t́nh hướng dẫn em trong việc hoàn thành đề tài này.


















    CHƯƠNG MÉTSỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢNI/ Vai tṛ của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế - xă hội.1. Đặc điểm của ngành thuỷ sản:
    Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, du lịch, hải quan v.v .
    Ngành thuỷ sản được xác định là giữ vai tṛ quan trọng trong sự phát triển kinh tế xă hội của Việt Nam. Nă khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh quan trọng của đất nước. Những tài nguyên với tiềm năng có thể đóng góp lớn cho các mục tiêu về tài chính, về công ăn việc làm và về dinh dưỡng. Xét một cách toàn diện th́ ngành thuỷ sản có các đặc điểm sau:
    + Là một ngành vừa mang tính công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên.
    + Là ngành có các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất rất đa dạng: Nhà máy, Xí nghiệp, hộ gia đ́nh, Hợp tác xă, nông trường, trường học, quân đội v.v
    + Là ngành sản xuất có liên quan tới việc sử dụng diện tích mặt nước cũng như khai thác sản phẩm có liên quan tới mặt nước. Các sản phẩm thuỷ sản, có khẩu vị ngon, dễ chế biến, lượng đạm không tích mỡ, đa dạng, có giá trị dinh dưỡng có kinh tế cao.
    + Là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, có thể thu được sản phẩm và tiêu thụ trong một thời gian ngắn. Thực tiễn đă chứng minh rằng việc đầu tư lao động sống và lao động vật hoá vào hoạt động sản xuất nghề cá một cách hợp lư sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một ngư dân b́nh quân hàng năm đánh bắt được từ 2,04 - 2,07 tấn cá biển, trị giá tương đương với khoảng 10 tấn thóc. Trong khi đó, một lao động nông nghiệp nếu thực hiện 1 ha gieo trồng lúa chỉ đạt được 3- 4 tấn thóc/năm.
    + Hoạt động sản xuất của ngành diễn ra trong một phạm vi rộng lớn: các cơ sở chế biến, bến cảng, biển, ao, sông, hồ, suối v.v .
    + Là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn tạo khả năng khai thác quy mô lớn nhưng phải có sự tác động của con người để tái tạo nguồn tài nguyên này.
    Như vậy, với những đặc điểm vốn có như vậy th́ ngành thuỷ sản Việt Nam muốn phát triển tốt phải biết tận dụng nguồn tài nguyên quư hiếm này để đem lại hiệu qủa kinh tế xă hội cao nhất.
    2. Vai tṛ của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế xă hội.
    Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai tṛ quan trọng của ngành thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế xă hội, nhất là 20 năm qua với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng được xác định rơ là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay.
    Các kết quả trong quá khứ đă cho ta thấy nghề đánh bắt và nuôi trông thuỷ sản có vai tṛ quan trọng trong việc hỗ trợ công ăn việc làm ở vùng nông thôn. Nó cũng chứng minh tiềm năng ngành thuỷ sản đóng góp cho thu nhập ngoại tệ và thương mại quốc tế. Những năm qua là giai đoạn tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi mặt, từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến thuỷ sản. Năng lực sản xuất hiện có đă tạo cho nghề cá có truyền thống của nước ta trong quá tŕnh đổi mới, đạt tổng sản lượng tăng 2,13 lần giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng 49 lần trong giai đoạn 81 - 94 đưa ngành thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế quốc dân đóng góp 5% GDP, thu hút hơn 3 triệu lao động trong cả nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc pḥng trên vùng biển tổ quốc.
    Ngành thuỷ sản có vai tṛ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng hiện nay ngành thuỷ sản chưa được ưu tiên hơn bất kỳ lĩnh vực nào của nên kinh tế. V́ vậy với tiềm năng nguồn lợi phong phú và đa dạng ngành thuỷ sản muốn phát triển th́ một điều quan trọng là ngành phải được nh́n nhận và được cho là ngành trong những ngành kinh tế ưu tiên phát triển. Vai tṛ quan trọng của ngành thuỷ sản được thể hiện ở các mặt sau:
    2.1. Phát triển ngành thuỷ sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Số liệu thống kê cho thấy GDP Việt Nam ước tính khoảng 446194 tỷ đồng vào năm 2000. Điều này tương ứng với mức GDP tính theo đầu người khoảng 400USD.
    Việc chia b́nh quân GDP tính theo đầu người cũng đă cho thấy thực tế là thu nhập của dân cư ở nông thôn c̣n bị bỏ xa đáng kể so với những người sống ở Hà nội và vùng thành thị. Ở vùng nông thôn hẻo lánh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. GDP b́nh quân đầu người c̣n thấp và t́nh trạng nghèo đói c̣n cao. Theo thống kê GDP được cấu thành như nêu ở bảng sau:
    Biểu 1 Tốc độ tăng GDP và tỷ trọng đóng góp của ngành trong
    GDP của Việt Nam năm 2000.
     
Đang tải...