Luận Văn Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 (86 trang)

    Lời nói đầu

    Điện năng là một dạng năng lượng có vị trí hết quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó là đầu vào của hầu hết các ngành và được sử dụng nhiều nhất so với các dạng năng lượng khác trong các lĩnh vực sản xuất và các hoạt động dịch vụ. Ngoài ra, nó còn là sản phẩm tư liệu tiêu dùng vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.

    Do vậy, hiện nay điện khí hoá toàn quốc, đưa điện về khắp mọi miền đất nước, đến các vùng nông thôn miền núi, kể cả vùng sâu vùng xa là mục tiêu của phần lớn các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một số nước đang phát triển đã hoàn thành đIện khí hoá toàn quốc, chẳng hạn như TháI Lan, Singapo, Brunây (100% khu vực thành thị, 97% khu vực nông thôn). ĐIện đã tạo đà cho phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần gĩ gìn an ninh chính trị, bảo vệ tổ quốc. Mặt khác đưa điện về nông thôn miền núi không hẳn hoàn toàn mang tính chất kinh doanh mà còn đối với nhiều quốc gia còn là do sức ép của Nhà nước, các tổ chức chính trị đòi hỏi công bằng.

    Đặc biệt đối với Việt Nam đa phần dân số tập trung ở khu vực nông thôn, lấy sản phẩm nông nghiệp làm chính. Vì vậy mà biện pháp đầu tiên nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống xã hội ở nông thôn là vấn đề đưa điện để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nhanh chóng đưa máy móc thiết bị kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu vực nông thôn,đồng thời nâng cao dân trí cải thiên điều kiện sống ở nông thôn Việt Nam.

    Cùng với các địa phương trong cả nước, thì trong những năm vừa qua chính quyền địa phương và Điện lực Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện đâù tư đưa điện về nông thôn theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhằm thúc đẩy sự phát triển ở khu vực này. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện cho đến nay thì ở mọt số vùng tỷ lệ số xã và số hộ nông dân được sở dụng điện còn thấp, ngoài ra giá thành sở dụng điện còn quá cao. Vì thế việc ra đời cho một kế hoạch năng lượng ở khu vực nông thôn Thía Nguyên trong thời gian tới là một đIều tất yếu.

    Xuất phát từ yêu cầu trên và qua thời gian thực tế tại Điện lực Thái Nguyên. Em thấy việc phát triển đIên nông thôn là yêu cầu hết sức cần thiết, cho nên em đã chọn đề tài “Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 làm đề tàI thực tập.

    Bài viết bao gồm:

    Chương I Sự cần thiết phải phát triển mạng lưới đIện nông thôn tỉnh Thái Nguyên

    Chương II Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1996-2000

    Chương III Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên sgiai đoạn 2001-2005















    Chương I Sự cần thiết phải phát triển mạng lưới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên


    I. Vai trò của điện năng đối với nền kinh tế quốc dân

    1. Điện năng đối với sản xuất của nền kinh tế quốc dân

    Ngành điện là một ngành kinh tế rất quan trọng của đất nước. Hiện nay, nó là nguồn năng lượng được sử dụng thuận tiện và nhiều nhất so với các dạng năng lượng khác, do có những ưu điểm chuyển tải nhanh, đi xa có khả năng biến đổi sang các dạng năng lượng khác, thời gian sử dụng tức thời và có thể sử dụng nguồn ở xa. Nên điện năng trở thành không thể thay thế trong phần lớn các quá trình sản xuất của xã hội hiện đại. Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước ta phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của ngành điện quốc gia. Do vậy mà ngành điện giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị xã hội, thực hiện tốt các mục tiêu , định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa.

    Từ một hệ thống điện manh mún lạc hậu, với tổng công suất các nhà máy điện không vượt quá 30 MW. Điện năng sản xuất khoảng 40,5 triệu KWh/năm, thì đến những năm đầu của thập niên 90 công suất lắp đặt của ngành điện đã trên 2000 Mw, năm 1996 là 3000 Mw và đến nay nhiều nhà máy với công nghệ hiện đại và tiên tiến (Nhà máy tua bin khí hỗn hợp Phú Mỹ, Thuỷ điện sông Hinh tăng cường thêm nhiều tổ máy hiện đại .) và tổng công suất đã lên tới gần 7000 Mw ( trong đó giai đoạn 1996-2000 tăng thêm 2715 Mw tức là 1,5 lần). Sản xuất được gần 26.6 tỷ KWh trong năm 2001.

    Hiện tại cả nước có 1529 Km đường dây siêu cao áp, 2634 Km đường dây điện 220Kv, 6659 Km đường dây điện 110 Kv, hàng trăm nghìn Km đường dây trung thế và hạ thế đưa điện đến tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước.

    Trong những năm qua, công nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, quy mô tăng hơn 4 lần so với năm 1991. Trong đó ngành điện đã đóng góp khá quan trọng và chiếm tỷ lệ rất lớn. Riêng năm 2001 ngành điện đã đóng góp 32% tổng giá trị của ngành công nghiệp và nhiệm vụ đặt ra cho ngành điện hay nói rộng hơn là nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ nước ta về phát triển điện trong 5 năm tới là hết sức nặng nề, phải hết sức nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt mới có khả năng thực hiện được.

    Sản lượng điện sản xuất hàng năm và mua ngoài hàng năm là 30 tỷ KWh. Với mục tiêu tăng GDP bình quân là 7,3-7,5 năm thì ngành điện lực phải tăng là 14-15 % mới đáp ứng được yêu cầu này.

    Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong tời gian vừa qua, thì vẫn còn có những khó khăn và thách thức mà ngành điện phải đối mặt trong quy trình chuyển tiếp sang một xã hội hiện đại và công nghiệp hoá.

    Thứ nhất, Để đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 14-15% năm thì việc cung cấp năng lượng đòi hỏi phải hiệu quả ( tức là tổng công suất dự trữ điện vào năm 2010 phải là 2788 MW ) điều này chỉ có thể thực hiện được bằng tăng cường đầu tư xây mới, hoàn thiện các công trình giảm tổn thất và quản lý phụ tải.

    Thứ hai, mặc dù nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng nguồn tài chính rất hạn hẹp. Do đó, yêu cầu thực hiện công tác kế hoạch trong ngành năng lượng rất cẩn thận.

    Thứ ba, Nước ta sẽ phải đầu tư 53-55% GDP ( gấp đôi mức bình thường ở các nước láng riềng Đông Nam á) vào cơ sở hạ tầng của ngành điện. Hơn nữa, giá và cơ cấu giá điện cần phải thay đổi để giảm bớt các căng thẳnh về tài chính trước mắt, đảm bảo hiệu quả lâu dài của việc đầu tư và các quyết định sử dụng tài nguyên. 2/3 nhu cầu đầu tư sẽ được đáp ứng từ trợ giúp phát triển chính thức, tín dụng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp, phần còn lại sẽ do tài chính trong nước, ngân sách cuhng và bảo lãnh của Chính phủ cho khu vực tư nhân. Việc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng cần phải hết sức cẩn thận, vì nó sẽ góp phần làm tăng nợ nước ngoài của nước ta.

    Thứ tư, để thu hút đầu tư nước ngoài cần phải tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, cả sự hình thành khung thể chế thích hợp để trợ giúp Chính phủ cần phải cải tổ và hợp lý hoá các công ty Nhà nước trong ngành năng lượng phát triển hệ thống quy định, các chính sách trong ngành năng lượng và đầu tư việc cải tổ cung cấp năng lượng để đáp ứng mức tăng trưởng đã đề ra, phát triển các nguồn năng lượng theo hướng bền vững về mặt môi trường, giảm các căng thẳng về tài chính trong ngành, tăng cường nối lưới điện của vùng nông thôn thúc đẩy hiệu quả và sự ổn định.


    2. Vai trò của phát triển mạng lưới điện đối với nông thôn Việt Nam.


    2.1. Vai trò của điện năng đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn

    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là sự phát triển liên tục và ổn định của kinh tế nông nghiệp nông thôn.

    Nét nổi bật trên lĩnh vực nông nghiệp là sự chuyển biến tích cực từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Biểu hiện quan trọng của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp là sản xuất lương thực tăng nhanh không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia, mà còn có lương thực xuất khẩu, đưa nước ta từ một nước nhập khẩu gạo trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng của lương thực thì luôn cao hơn tốc độ tăng dân số, nên lương thực bình quân đầu người cũng tăng dần từ 300 kg năm 1986 lên 324 kg năm 1990, 408 kg năm 1998 và 444 kg năm 1999.

    Cơ cấu mùa vụ và cây trồng thì có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực đã tạo điều kiện tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm. Hơn thế nữa, qua 3 năm thực hiện nghị quyết Trung Ương khoá 2 (ĐH VII) về khoa học và công nghệ trong lĩng vực nông lâm ngư nghiệp đã có nhiều kết quả nghiên cứu được thành công như: chọn lọc, lai tạo giống mới và cơ cấu cây trồng theo mùa vụ thích hợp cho từng vùng sinh thái, từ đó tăng thêm thu nhập cho người nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo xây dựng nông thôn giàu đẹp.

    Cùng với sự phát triển của ngành thì trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển nhanh và toàn diện. Bình quân 10 năm (1989-1999) so với bình quân 5 năm trước đó. Đàn trâu tăng trên 5%, đàn bò tăng thêm 10%, gia cầm tăng thêm 25 % .

    Trong nông lâm ngư nghiệp đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình mới về sự phát triển kinh tế xã hội; mô hình kinh tế mới do nông dân sáng lập với hàng trăm lao động với quy mô từ 300 đến 500 ha được hình thành trên cơ sở tổ chức quản lý thích hợp và có sự áp dụng khoa học vào sản xuất.

    Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê đến ngày 17 tháng 7 năm 1999 cả nước có 45372 trang trại nông lâm, thuỷ sản sản xuất chuyên môn hoá hoặc kinh doanh tổng hợp, với nhiều quy mô có sử dụng lao động làm thuê và có thu nhập vượt trội so với kinh tế gia đình nông dân. Hoạt động của hợp tác xã dịch vụ bước đầu đã đem lại hiệu quả, củng cố lòng tin của xã viên và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ về các dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ thực vật

    Những thành tựu đáng kể trên đây đã được đóng góp tích cực của ngành điện trong các chương trình điện khí hoá nông thôn trên toàn quốc. Điện về nông thôn đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác và chăn nuôi, tăng năng suất và tăng sản lượng lương thực hoa màu, cây công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát huy các làng nghề truyền thống, mở ra các làng nghề mới, cải thiện đời sống văn hoá làm thay đổi bộ mặt nông thôn thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. giúp cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại .

    Hơn 47 năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nguồn và lưới điện truyền tải với phương châm " Nhà nước và nhân dân, Trung Ương và địa phương cùng làm" lưới điện nông thôn đã từng bước hình thành và không ngừng vươn dài, trải rộng đưa nguồn năng lượng và ánh sáng đến các thôn xã ngoại thành, ngoại thị cũng như các bản làng vùng ca, phục vụ sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

    Ở miền bắc, việc đưa lưới điện về nông thôn được bắt đầu thực hiện vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 cùng với việc đưa vào vận hành Nhà máy điện Vinh, Lào Cai, Thái Nguyên. Trong suốt thời kỳ này điện đưa về nông thôn chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu bơm nước phục vụ cho nông nghiệp và cơ khí nhỏ (xay xát, truốt lúa, bơm rửa chuồng trại, nghiền thức ăn gia súc v.v . ). Việc phát triển mạng lưới điện nông thôn miền Bắc chỉ được đẩy mạnh từ năm 1984, sau khi Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được đưa vào vận hành cùng với chính sách đổi mới của Đảng. Nền kinh tế của nông thôn được cải thiện và phát triển rõ rệt.

    Ở miền Nam, việc phát triển mạng lưới điện nông thôn chỉ bắt đầu sau giải phóng, cũng chủ yếu phục vụ bơm tưới tiêu. Từ đầu năm 1998 khi Nhà máy thuỷ điện Trị An được đưa vào vận hành thì mạng lưới điện phục vụ nông thôn ở khu vực phía Nam thực sự phát triển, đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.

    Ở miền Trung, giai đoạn trước năm 1975, hầu như toàn bộ vùng nông thôn chưa có điện, giai đoạn từ 1975 đến 1990 miền Trung vẫn thiếu điện nghiêm trọng. Nguồn điện chỉ là những cụm máy Điêzen công suất thấp, lưới điện nhỏ hẹp tập trung ở một số thành phố, thị xã, phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt khu vực đô thị. Sau khi điện miền Bắc đưa vào, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với nhiều chủ trương và chính sách cụ thể. Việc đưa điện về nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc. Trong đó có nhiều huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, số hộ nông dân đã được sử dụng lưới điện đạt 76,3 %. Đến nay tỷ lệ số xã, số hộ nông dân có điện trên nước ta đã cao hơn một số nước trong khu vực như : Inđônêxia, Bang la đét, Xrilanca, ấn độ .

    Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện chương trình đưa điện về nông thôn cũng như nâng cao chất lượng điện cung cấp cho khu vực nông thôn. Ngành điện đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2005 như sau: Hoàn thành việc đưa điện về 1459 xã chưa có điện còn lại đảm bảo 100% trung tâm xã có điện lưới hoặc điện tại chỗ (trong đó 1139 xã đưa lưới điện và 320 xã cấp điện bằng nguồn tại chỗ). Đưa số hộ nông dân nông thôn đạt tỷ lệ 85% số hộ có điện ( Tăng thêm 1,3 triệu hộ). Phối hợp với các địa phương tiến hành cải tạo nâng cao chất lượng lưới điện của các xã đi đôi với công tác quản lý bảo đảm giá bán điện tới từng hộ nông dân.

    Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với kết quả đạt được trong hơn 40 năm qua. Đồng thời tiếp tục phát huy phương châm " Nhà nước và nhân dân, Trung Ương và địa phương cùng làm" đã được thể chế hoá. Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa điện về nông thôn, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, văn minh hiện đại.

    2.2 Vai trò của phát triển điện năng đối với công tác thông tin liên lạc ở khu vực nông thôn.

    Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng có bước nhảy vọt và trở thành lực lượng sản xuất thúc đẩy sự phát triển cảu kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực đời sống xã hội. Chu trình sản phẩm ngày càng được rút ngắn, các điều kiện kinh doanh trên trường quốc tế luôn thay đổi, đòi hỏi các quốc gia cũng như các doan nghiệp phải rất nhạy cảm nắm bắt và thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nền kinh tế đa thành phần là nông nghiệp nếu không tranh thủ nắm bắt thông tin để đưa vào sản xuất đầu tư các phương tiện máy móc hiện đại, giống cây trồng .

    Ngoài ra, sản phẩm của khu vực này ngày càng được mở rộng và hình thành thị trường ra bên ngoài, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay là các sản phẩm truyền thống của vùng. Muốn cho sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước biết đến, thì người dân ở đay phải được nắm bắt đầy đủ các thông tin để có thể đưa sản phẩm của mình đi xa hơn.

    Tóm lại vai trò của thông tin là rất quan trọng trong việc phát triển khu vực nông thôn. Tuy ngành điện không trực tiếp tham gia vào việc đưa thông tin, nhưng lại tham gia một cách gián tiếp và hầu hết các phương tiện thông tin đều có sự tham gia cuả điện. Chính vì vậy, muốn phát triển thông tin liên lạc ở những khu vực nông thôn thì ngành điện phải là một trong những ngành đi tiên phong.

    2.3 Vai trò của phát triển điện nông thôn với phát triển y tế và giáo dục ở khu vực nông thôn

    Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn là quá trình xây dưng và thực hiện các dự án có quy mô lớn, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về điện khí hoá nông thôn miền núi. Vì vậy trong quá trình lựa chọn các tỉnh để đưa vào kế hoạch, Chính phủ và Tổng công ty điện lực Việt Nam rất chú trọng đến các tỉnh mà có tỷ lệ số xã và số hộ nông thôn được cấp điện còn thấp ( xã<80%, số hộ nông dân <60 %). Đặc biệt là các xã ở miền núi, vùng sâu vùng xa, thuộc các khu vực mà Chính phủ có chính sách đầu tư đặc biệt cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các mặt kinh tế – xã hội, các xã các vùng căn cứ cách mạng chịu nhiều hậu quả chiến tranh nặng nề và có những đóng góp lớn trong hai cuộc kháng chiến.

    Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn xét theo chiều sâu sẽ thấy nó đem lại hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội. Mà đó chính là hiệu quả lâu dài mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Trước hết khi có điện đời sống văn hoá, trình độ dân trí của người dân nông thôn được nâng lên rất nhiều, kéo theo sự phát triển của các công trình trường học và phúc lợi khác như: Trạm y tế, nhà văn hoá xã Từ đó mà đồng bào dân tộc ở nông thôn được đi học được biết chữ, được phục vụ về nhu cầu y tế chữa bệnh và nhu cầu vui chơi giải trí. Những điều kiện trên sẽ góp phần hạn chế và xoá bỏ nạn du cach du cư, giúp đồng bào định cach định cư ổn định sản xuất.


    3. Kinh nghiệm phát triển mạng lưới điện nông thôn ở một số nơi

    3.1 Kinh nghiệm phát triển mạng lưới điện nông thôn ở Pháp

    Ngành Điện lực Pháp hiện nay được coi là hình mẫu tiêu biểu của cung cấp điện công cộng, của sự tập trung hoá cao độ. Người dân Pháp được hưởng quyền cung cấp điện, thế nhưng điều nghịch lý là Nhà nước Pháp hoàn thành điện khí hoá nông thôn mà không cần Nhà nước đầu tư và mặc dầu hiện nay công ty điện lực Pháp (EDF) độc quyền về truyền tải điện, chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong sản xuất và phân phối điện ở Pháp. Nhưng quá trình điện khí hoá nông thôn ở nước này lại phát triển theo chiều hướng ngược lại, không phải từ trung tâm lan toả ra dần các địa phương và ngược lại từ các địa phương phát triển đi lên và hoà nhập dần làm một.

    Tổng cộng lại công cuộc điện khí hoá nông thôn ở Pháp phải mất 50 năm mới hoàn thành. Đây là một khoảng thời gian có thể là dài đối với những ai mong muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển. Song nhìn chung do chiến tranh kéo dài nên thời gian thực tế chỉ còn khoảng 20 năm và có thể chia làm 3 giai đoạn.

    Giai đoạn thứ nhất khoảng trên 10 năm dành cho các đề xuất và đầu tư của tư nhân, nhằm thiết lập một thị trường kinh doanh có lãi và điện khí hoá được một phần các làng xã ( trên một phần dân số nông thôn nước Pháp).

    Giai đoạn thứ hai, khoảng 10 năm là giai đoạn chuyển tiếp với việc xây dựng cơ cấu cho vay phục vụ các công trình liên xã, đưa điện đến hầu hết các xã ( nhiều trường hợp xã chưa có điện chỉ vì họ từ chối việc đấu nối điện).

    Giai đoạn cuối giành cho một vài năm còn lại để điện khí hoá những khâu còn yếu trong khuôn khổ Công ty điện quốc gia.

    Trong giai đoạn đầu, các công trình tư nhân chiếm quan trọng hàng đầu, 60 % điện khí hoá nước Pháp đã được thực hiện mà không có bất kỳ sự giúp đỡ nào của Nhà nước. Đôi khi người ta tổ chức khuyên góp hay trích một phần nhỏ ngân sách để bày tỏ thịên chí. Nhu cầu lớn thì người ta đầu tư lớn, nhu cầu nhỏ thì đầu tư nhỏ. Họ sẵn sàng huy động mọi nguồn năng lượng kể cả cối xay nước để đưa vào phục vụ. Nhiều công trình nhỏ chỉ vài cây số đường dây cũng đủ cung cấp điện cho một nửa số gia đình trong làng và điện chiếu sáng công cộng.

    Nhưng rồi cũng có nhiều tranh chấp xảy ra như: Kiện doanh nghiệp vì họ đã để mất điện nhiều ngày gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hay câu móc điện, có tranh chấp giải quyết tại địa phương có tranh chấp phải đưa lên chính quyền cấp cao hơn .

    Mặc dầu các công trình do tư nhân đảm nhiệm nhưng không có nghĩa là muốn thế nào cũng được. Nhà nước có những quyết định rất rõ ràng. Ngay từ năm 1908 đã có những sắc lệnh quy định chi tiết về các thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng khai thác các công trình khai thác điện ( như tiêu chuẩn xây dựng, mẫu hồ sơ xin cấp phép, quy định về phương thức cấp vốn và kiểm tra, phương thức điều chỉnh biểu giá cung cấp điện .).

    Cẩn thận và chi tiết hơn Nhà nước còn quy định hình thức các chính quyền địa phương biểu quyết để đi đến quyết định có điện khí hoá hay không, Nhà cung cấp nào ., công văn của chính quyền địa phương trình hồ sơ lên cấp trên và thư uỷ quyền kiểm tra. Tóm lại một bộ quy định hoàn chỉnh giúp chính quyền địa phương tiến hành các bước thủ tục để được điện khí hoá. Nhà nước giám sát và kiểm tra cuối cùng về bộ dự án nhưng vẫn dành cho chính quyền địa phương chọn nhà cung cấp điện và dành cho nhà cung cấp điện quyền đề xuất hồ sơ kỹ thuật và biểu giá.

    Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vì những lý do chính trị, hơn nữa trong làn sóng quốc hữu hoá những ngành được coi là có tính chất chiến lược trong công cuộc xây dựng lại đất nước. Nhà nước đã gạt bỏ khai thác tư nhân khỏi ngành điện. EDF ra đời và quản lý hầu hết cơ sở ngành điện ở Pháp. Mặc dầu cho đến ngày nay vẫn tồn tại số ít tổ liên xã hoá, chi nhánh trực thuộc chính quyền địa phương hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện và hiện có khoảng 1500 nhà sản xuất điện độc lập.

    Tóm lại nếu ta bỏ qua vấn đề quan điểm lịch sử phát triển phát triển ngành điện thế giới trong mấy năm qua hết chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Khi thì quốc hữu hoá toàn bộ, lúc thì tư nhân hoá tất cả, thì kinh nghiệm ngành điện Pháp cho ta hình ảnh về công cuộc điện khí hoá nông thôn ở Pháp được xây dựng trên cơ sở ý dân, ở đó một nhà nước tập trung và pháp luật chặt chẽ, đã thành công trong việc phát huy mặt tích cực của vô số các nhà thầu tư nhân cũng như động viện hàng chục nghìn xã tham gia vào sự nghiệp lớn lao này.

    3.2 Kinh nghiệm điện khí hoá nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá

    Cùng với sự phát triển của nguồn điện và lưới điện truyền tải, những năm qua với phương châm " Nhà nước và nhân dân, Trung Ương và địa phương cùng làm". Lưới điện nông thôn Thanh Hoá được phát triển khá nhanh. Đến nay đã có 27 / 27 huyện, 80,6 % số xã và trên 79% số hộ nông thôn ở đây đã có điện. Như vậy, so với chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra thì Thanh Hoá đã vượt chỉ tiêu về số xã và số hộ có điện. Điện về làng đã góp phần làm khởi sắc bộ mặt nông thôn Thanh Hoá.

    Là một tỉnh đất rộng, trong đó 2/3 diện tích là rừng núi, có được kết quả trong công tác phát triển điện nông thôn như vậy là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên Điện lực Thanh Hoá.

    Những thành tựu đạt được trên là do việc quản lý đồng vốn xây dựng có hiệu quả, vừa đẩy nhanh tiến độ công trình, vừa không để thất thoát. Mặt khác, lại chỉ đạo sát sao việc đào tạo đội ngũ quản lý điện nông thôn miền núi.

    Từ năm 1996 đến nay, đã có trên 1500 lượt người được tham gia 24 lớp bồi huấn do Điện lực Thanh Hoá chủ chì. Ngay tại Điện lực đã biên chế một lực lượng chuyên trách theo dõi công tác điện nông thôn, biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác quản lý, vận hành lưới điện, quản lý giá bán điện cấp cho các xã. Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo hỗ trợ hiệu chỉnh, kiểm định công tơ đo đếm điện được tiến hành chu đáo, trong đó điện lực chỉ thu 1000 đồng tiền điện kiểm định còn bù lỗ 8000 đồng cho một công tơ. Đến nay đã có 47000 công tơ được hiệu chỉnh bảo đảm cho việc đo đếm chính xác và giảm được tổn thất điện.

    Những hoạt động thiết thực trên của điện lực Thanh Hoá đã tạo nên kết quả khả quan về mô hình quản lý, bán điện đến hộ nông dân, bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng điện khu vực nông thôn miền núi Thanh Hoá. Hiện nay đã có 30/460 xã vừa bán điện đến hộ dân trên trục hạ thế vừa bán điện cho thôn xóm tại công tơ tổng, không còn xã nào tồn tại mô hình khoán thầu điện do tư nhân quản lý điện đến hộ nông dân với giá thấp hơn giá trần của Chính phủ.

    Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 131 xã dân phải mua điện với giá trên 700 đồng / Kw và 11 huyện miền núi với số dân trên 1 triệu người, nhưng mới có 80 % số xã có điện trong tổng số 198 xã. Vì vậy mà trong kế hoạch 2001-2005 Điện lực Thanh Hoá đã kiến nghị với Trung Ương và Công ty điện lực 1 xem xét hỗ trợ đồng bào miền núi sớm có điện dùng, ở những nơi nào không thể kéo điện lưới quốc gia, có thể tổ chức mô hình điện tại chỗ hoặc dùng các dạng năng lượng khác thay thế điện lưới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...