Tiểu Luận Kế hoạch marketing quán cơm chay Thiền Vị 9đ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm: Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị
    Bài làm chất lượng cao, rõ ràng, chi tiết, cụ thể
    Định dạng file word


    1.Phân tích thị trường
    Ăn chay ngày nay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây.
    Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sữa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.
    1.1. Phân tích nhu cầu thị trường.
    Hiện nay ở Việt Nam thì viêc ăn chay không còn là một trào lưu nữa mà ăn chay đã trở thành một xu hướng. Xu hướng ăn chay hiện đại bao gồm:
    1) Ăn chay theo tín ngưỡng
    Chưa ai làm một thống kê để xem trong tổng thể thực đơn các món ăn Việt Nam, những món lấy nguyên liệu từ thực vật chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Nhưng chắc chắn là người dân Việt có truyền thống làm các món ăn chay cũng lâu dài như văn hiến Việt Nam. Cùng với chiều dài lịch sử Phật giáo gắn liền với đời sống người dân, việc ăn chay trở thành một thành tố trong văn hóa ẩm thực nước nhà. Những người quy y cửa Phật, Phật tử, hay người dân mộ đạo bắt đầu từ việc ăn chay kỳ, dành một số ngày trong tháng cho món chay. Khi ăn chay như vậy chúng ta tránh được nghiệp sát sanh, giữ được giới luật của người Phật tử, nuôi dưỡng lòng từ bi, rải lòng từ thương yêu tất cả muôn vật, khi ta yêu thương muôn vật cũng chính là thương yêu bản thân mình.
    2) Ăn chay để phòng và trị bệnh
    Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến “hiện đại hóa” như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư. Trong một nghiên cứu trên 47.000 người Mĩ, nhóm ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn khoảng 20%. Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não đến 22%. Trong một nghiên cứu lâm sàng trên 652 bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ cho bệnh nhân ăn uống có rất thấp hàm lượng chất béo (dưới 10% năng lượng, tức như ăn chay), và họ ghi nhận rằng ở những bệnh nhân được điều trị bằng insulin, 40% không cần đến insulin nữa; trong số bệnh nhân điều trị do chỉ số glycemic thấp, 71% không cần tiếp tục điều trị. Trong cùng thời gian, nồng độ đường trong máu giảm 24%, cholesterol giảm 30%. (GS. Nguyễn Văn Tuấn, bài đăng trên ykhoanet.com và báo Tuổi Trẻ). Đây là những lý do khiến cho việc ăn chay trở nên quan trọng.
    1) Ăn chay để có vóc dáng thon gọn, đẹp
    Trong vài năm gần đây, tỉ lệ béo phì trong dân số nước ta càng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người tuổi trên 40 thì có 1 người béo phì. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Mĩ và các nước Âu châu. ( Báo sức khỏe và đời sống)
    Chính vì vậy, ở Việt Nam và ở phương Tây đang xuất hiện “làn sóng ăn chay mới” không liên quan gì tới những người ăn chay truyền thống vì tôn giáo. Những người ăn chay mới chỉ có mục tiêu duy nhất: giữ sức khỏe và giữ vóc dáng nên họ thích ăn hoa quả và ăn chay là những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, không chứa dầu mỡ, các chất béo, chất gây lão hoá .
    2) Ăn chay để cầu an, tu thân, tích đức.
    Theo triết lý “Tứ diệu đế” của nhà Phật thì 4 chân lý diệu kỳ: khổ – tập – diệt – đạo hướng con người ta đến giá trị sống hướng thiện và nhân bản. Muốn thoát khổ phải từ bỏ mọi ham muốn thái quá trong cuộc sống, muốn vậy phải thực hành đạo. Một trong nhiều phương cách giúp con người đạt tới chân lý trên là ăn chay. Ở góc độ tâm linh, không chỉ bậc tu hành ăn chay trường mà phật tử cùng những người có tâm hướng về Phật cũng thường thực hành ăn chay theo nhiều mức độ thời gian: tuần, tháng, năm. Có người ăn chay 3 tháng/năm, có người ăn chay 1 tháng vào dịp rằm tháng 7, lại có người ăn tháng đôi ngày mồng 1 và rằm tùy điều kiện và tâm nguyện của mình.
    Bên cạnh đó, có những phái sinh từ đời sống tâm linh người Việt gắn việc ăn chay với một hành vi thệ nguyện. “Có người tự nguyện với thần Phật trước khi làm một công việc gì đó, nếu chu toàn sẽ ăn chay như một cách thể hiện sự thành tâm”.
    Bên cạnh đó việc thể hiện sự thành tâm bằng cách “hứa ăn chay”, cũng là một nét văn hóa. Việc ăn chay đơn thuần chỉ để giữ “giữ lời hứa” đã thúc đẩy làm phát sinh các món ăn với chất liệu chay, nhưng cách thể hiện thì hoàn toàn “như mặn”, kể cả hình ảnh và tên gọi: đùi gà, thịt quay, cá mòi, thậm chí nước mắm chay cũng được chế tác như nước mắm mặn.
    Không chỉ ăn chay trong ngày rằm Phật đản, nhiều người TP HCM quyết định không ăn thịt cá, không sát sinh trong cả tháng 4 âm lịch với mong muốn tâm thức được trong sáng an bình. Điều này thực tế chứng minh một xu hướng ăn chay cầu an đang được dư luận, xã hội ủng hộ.
    1) Ăn chay vì lo sợ thịt động vật không an toàn - Ăn chay để tiết kiệm
    Gần đây các khoa học gia đã tìm thấy rất nhiều chất hóa học độc hại tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết. Trong quyển Poisons in Your Body (Chất độc trong cơ thể của bạn), Gary và Steven Null đã nói về những mánh khóe của một số cơ xưởng sản xuất thực phẩm: Người ta đã dùng nhiều loại thuốc kích thích tố, thuốc an thần, thuốc trụ sinh và hơn 2700 loại dược chất khác dể cho súc vật tăng trưởng một cách nhanh chóng bất thường và làm cho chúng béo mập nặng cân cũng như không bị chết chóc vì các loại bệnh tật. Trên thế giới và tại Việt Nam, trong những giai đoạn cao điểm dịch bệnh gia súc, gia cầm, việc trao đổi mua bán thịt, trứng không an toàn gây nên những kinh hoàng và bất an cho sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy dành một phần cuộc sống cho các bữa ăn chay, cũng là một phương thức bảo đảm an toàn thực phẩm trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều dịch bệnh đến từ gia súc, gia cầm. Sự đồng hành của món chay theo đời sống người dân còn linh hoạt đến mức hiện nay, bữa ăn của những gia đình thu nhập thấp cũng đang có xu hướng “chay hóa” vì vật giá đang tăng nhanh.
    2) Ăn chay để bảo vệ môi trường và động vật

    7. Quản trị tài chính
    7.1. Kinh phí đầu tư
    Kinh phí đầu tư bao gồm thuê mặt bằng, thiết kế kiến trúc, xây dựng cơ bản (bao gồm chi phí thi công và nhân công), chi phí hoàn thiện (trang trí nội thất), trang thiết bị, chi phí điện nước, lương nhân viên và các chi phí khác.
    1- Thành lập doanh nghiệp: 3.000.000 VND
    2- Thuê mặt bằng: 30.000.000 VND/tháng
    3- Thiết kế kiến trúc: 120.000 VND/m2
    4- Nguyên vật liệu: - VND
    5- Trang thiết bị: 171.064.000 VND
    6- Tuyển dụng & Đào tạo nhân viên: 5.000.000 VND
    7- Điện, nước: 10.000.000 VND/tháng
    8- Lương nhân viên + Bảo hiểm: 90.000.000 VND/tháng
    9- Website: 20.000.000 VND/năm
    10- Quảng cáo trên báo: 30.000.000 VND
    11- Marketing: 50.000.000 VND
    12- Chi phí khác: 5.000.000 VND
    Ghi chú: Tiền thuê mặt bằng ký hợp đồng 1 năm. Đặt cọc trước 3 tháng khi ký hợp đồng (90 triệu), 9 tháng còn lại mỗi tháng 30 triệu.
    Tổng nguồn vốn đầu tư trước kinh doanh: 388.464.000 VND
    Như vậy tổng nguốn vốn cần thiết để mở quán là 388.464.000, đầu tư toàn bộ một lần trước khi quán bắt đầu kinh doanh, khi quán bắt đầu kinh doanh thì:
    Chi phí hàng tháng (dự tính) là: 130.000.000 VND
    Ghi chú: Chi phí hàng tháng trên bao gồm thuê mặt bằng, lương nhân viên và chi phí điện nước, không bao gồm nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu được tính riêng căn cứ theo mức doanh số bán ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...