Tiểu Luận Kế hoạch marketing cho KFC Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1. Khái quát về KFC.
    KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà
    rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ).
    Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước
    trên thế giới.
    2. Phạm vi nghiên cứu :
    Hoạt động kinh doanh của KFC trên thị trường Việt Nam.
    NỘI DUNG
    II. HIỆN TRẠNG
    A. PHÂN TÍCH NGÀNH.
    1. Xác định phạm vi ngành và lĩnh vực kinh doanh của công ty.
    * Ngành kinh doanh : Thực phẩm.
    * Lĩnh vực kinh doanh : Đồ ăn nhanh.
    2. Lịch sử ngành.
    a. Lợi thế về công nghệ: Với mức sống ngày càng được nâng cao của con
    người ngày nay, ngành thực phẩm đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp khoa
    học kỹ thuật tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất nhằm hạn chế những biến đổi
    xấu của thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Các phương pháp
    khoa học tiên tiến đang được áp dụng hiện nay mang lại hiệu quả thấy rõ cho
    ngành chế biến thực phẩm, chẳng hạn:
    - Các thiết bị cô đặc chân không đựơc áp dụng khi sản phẩm cần qua cô đặc,
    cho phép giảm nhiệt độ sôi , rút ngắn thời gian thực hiện quá trình.
    - Phương pháp sấy khô làm bay hơi nước ở nhiệt độ dưới 0oC đã khiến thực
    phẩm biến đổi rất ít so với các phương pháp thông thường.
    - Phương pháp thẩm thấu ngược được áp dùng để tách nước trong các thực
    phẩm lỏng ở nhiệt độ thường được sử dụng để tạo ra sản phẩm cô đặc có chất
    lượng cao.
    - Đặc biệt là sự phát triển ngành vi sinh vật có tác động rất lớn đến ngành thực
    phẩm : phương pháp lên men
    b. Xu hướng phát triển: Nhu cầu thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của con
    người từ xưa tới nay. Với mức sống ngày càng cao, con người ngày nay không chỉ
    đòi hỏi có cái ăn mà phải là ăn ngon, lạ, sạch, bổ dưỡng Vì vậy ngành thực
    phẩm luôn có xu hướng phát triển đi lên ngày càng cao để theo kịp với nhu cầu
    của ngưởi tiêu dùng.
    3. Phân tích xu hướng tiêu dùng của khách hàng với ngành.
    Ngành thực phẩm được coi là ngành có tiềm năng ở Viêt Nam, có mức tăng
    trưởng cao và thu nhập người dân ngày càng tăng lên. Điều đó có nghĩa là một
    tầng lớp trung lưu đáng kể sẽ xuất hiện, họ có thể tăng chi tiêu cho các mặt hàng có
    chất lượng cao và xa xỉ phẩm.
    Cùng với sự phát triển các trung tâm kinh tế, nhu cầu các bữa ăn nhanh, chất
    lượng ngày càng cao, phù hợp nhịp sống hối hả nơi đô thị.
    Cùng với sự hội nhập quốc tế, các món ăn Âu Mỹ ngày càng được ưu chuộng
    tại Việt Nam.
    4. Đặc thù ngành.
    a. Phân phối : Rất nhiều hình thức phong phú đa dạng. Các quán ăn nhỏ,
    các chợ truyền thống Cao cấp hơn là trong các siêu thị, cửa hàng, đại lý, hội
    chợ thương mại
    Mô hình phân phối đơn giản :
    NHÀ SẢN XUẤT NGƯỜI TIÊU DÙNG
    b. Các điều luật điều chỉnh hoạt động của ngành :
    · Luật an toàn vệ sinh thực phẩm : nhằm đảm bảo sức khỏe quyền lợi
    cho người tiêu dùng.
    · Luật đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, quảng cáo Đòi
    hỏi ngảnh chế biến thực phẩm phải có những biện pháp, hoạt động cụ thể đuợc
    luật pháp công nhận
    c . Các hoạt động truyền thông xúc tiến điển hình trong ngành: các chương
    trình quảng cáo khuyến mại giảm giá : Thực hiện các chiến lược quảng cáo rộng
    rãi tới người tiêu dùng
    d. Các đặc thù địa lí hoạt động của ngành : Tập trung ở các thành phố lớn
    và các khu vực đông dân cư, thuận tiện về giao thông vì thực phẩm có thời gian
    lưu giữ ngắn.
    B . PHÂN TÍCH HIỆN TRANG CÔNG TY.
    1. Lịch sử phát triển của công ty trong những năm qua.
    Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders.
    Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ
    cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang
    Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những
    chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn
    gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó
    là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
    Khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên
    cao, ông ấy đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một
    thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị
    và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm
    nay.
    Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và
    thành lập Doanh nghiệp nhuợng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders
    đã có hơn 600 franchise ở US và ở Canada, và năm 1964 ông đã bán chuỗi cửa
    hàng của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư với giá 2 triệu usd,
    trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
    Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà Rán Kentucky đã phát triển
    một cách nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm
    1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và
    được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ
    thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về
    nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant.Vào tháng 5 năm 2002 công ty
    tuyên bố thay đổi tên thành Yum. Công ty này sở hữu A&W, All – American Food
    Restaurants, hệ thống các nhà hàng KFC, Long Jonh Silvers, Pizza Hut và Taco
    Bell Ngày nay tập đoàn Yum!Brands là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa
    hàng với gần 35,000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.
    Tại Việt Nam, KFC tham gia thị trường từ năm 1997, đến nay đã có gẩn 80 cửa
    hàng trên cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...