Tiểu Luận Kế hoạch hoá tập trung hay kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: KẾ HOẠCH HOÁ TẬP TRUNG HAY KINH TẾ THỊ TRƯỜNG



    MỞ ĐẦU​ Công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường ở nhiều nước trong thời gian qua đã thu hút được sự chú ý của đông đảo các giới nghiên cứu cũng như nhiều tầng lớp xã hội, nhất là các giới doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi tính triệt để và quy mô rộng lớn của nó đối với các quốc gia đang chuyển đổi, sự lựa chọn mô hình phát triển nền kinh tế thị trường là rất quan trọng trong và gặp không ít khó khăn, ngay cả đối với những nước có nền công nghiệp khá phát triển.

    Trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, ở các nước xã hội chủ nghĩa đã từng xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá, và khi kinh tế kế hoạch hoá buộc phải nhường bước cho kinh tế thị trường thì bản thân nó ắt phải có những khuyết tật lớn. Phải chăng trong lý luận của C.Mác về xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có những sai lầm hay trong thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước đã có những điều bất ổn ?

    Đối với Việt Nam , Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển biến căn bản của nền kinh tế nước ta, từ vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, cũng là một quá trình phức tạp, đầy khó khăn, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm túc quy luật của quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường.

    Trên thực tế, sau hơn 10 năm đổi mới, diện mạo kinh tế - xã hội nước ta đã thay đổi một cách căn bản, nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít hạn chế và thách thức, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước, sự đoàn kết, tin tưởng của toàn thể nhân dân, nhằm xây dựng đất nước ngày càng phát triển, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

    NỘI DUNG​ I. XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CÓ PHẢI LÀ KẾ HOẠCH HOÁ TOÀN BỘ NỀN KINH TẾ.

    Từ cuối những năm 80 lại đây, hầu hết các nền kinh tế kế hoạch xây dựng từ 30 - 40 năm, thậm chí 70 năm, đều lần lượt chuyển sang kinh tế thị trường . Trong số các nước chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), có một số nước công khai từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) để đi theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong trường hợp đó, chuyển sang KTTT là lẽ đương nhiên, vì họ cho rằng, chế độ sở hữu tư nhân không thể dung hợp được với việc kế hoạch hoá toàn bộ nền kinh tế. Nhưng cũng có những nước chuyển sang KTTT mà không từ bỏ con đường XHCN, cũng như của riêng bất kỳ một phương thức sản xuất nào, mà là một hình thái chung của nhiều phương thức sản xuất, trong đó có phương thữc sản xuất XHCN. Lập luận luận này không giống với lý luận của C.Mác về CNXH - một phương thức sản xuất dựa trên nền tảng công hữu, vì thế, tất yếu phải gắn liền với việc kế hoạch hoá toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, có phải CNXH và KTTT là hoàn toàn mâu thuẫn với nhau ? Có thể xây dựng được một nền KTTT theo định hướng XHCN hay không?

    1. Kinh tế kế hoạch hoá vì sao thất bại ?

    1.1- Lý luận của C.Mác :

    Qua 40 năm nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (PTSX TBCN), Mác đã đi đến kết luận : CNTB càng phát triển thì nó càng tạo ra những lực lượng sản xuất và tiền đề vật chất chín muồi cho một PTSX cao hơn - đó là PTSX CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH. Mác chưa bao giờ nói đến PTSX CNXH mà nền tảng lại lạc hậu, thậm chí lạc hậu rất xa so với các nước TBCH phát triển vậy, tiền đề vật chất chín muồi cho việc thiết lập CN XH là gi ? Chính là nền đại sản xuất cơ khí mang tính xã hội hoá cao, và khi xã hội trực tiếp nắm lấy các lực lượng sản xuất, trở thành chủ sở hữu duy nhất của các lực lượng sản xuất thì lúc đó, nền sản xuất xã hội tất yếu sẽ được tổ chức một cách kế hoạch, có ý thức, không phải đi đường vòng thông qua các quan hệ thị trường nữa.

    Khi nghiên cứu cơ sở kinh tế của CNTB, C.Mác nhận thấy chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất đã mâu thuẫn với tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất, nên trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Mác và Ănghen đã nêu lên luận điểm : “Đặc trưng của CNCS không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản”, vì “Chế độ sở hữu tư sản hiện tại lại là biểu hiện cuối cùng và hoàn nhất của sự sản xuất và chiếm hưũ sản phẩm dựa trên cơ sở những đối kháng giai cấp, trên cơ sở người này bóc lột những người kia”. Mác và Ănghen cũng đã viết “Phải tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử đương thời”, và cũng đã phân biệt sở hữu cá nhân với sở hữu tư nhân, đồng thời tuyên bố CNCS không hoàn toàn xoá bỏ sở hữu cá nhân. Đối với sự chuyển dịch từ sở hữu tư nhân sang sở hữu xã hội, sở hữu hỗn hợp, Mác quan niệm là sở hữu theo nghĩa các TLSX được sử dụng có tính xã hội, hoặc ở mức cao hơn là TLSX thuộc về xã hội. Những biễn đổi đó phải được coi là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, do tính chất và trình độ phát triển lịch sử tự nhiên.

    1.2- Từ lý luận đến thực tiến.

    Nhìn lại quá trình xây dựng CNXH ở các nước XHCN trong những thập kỷ qua, rõ ràng có sự khác nhau quá lớn giữa CNXH trong dự toán khoa học của Mác và CNXH trên thực tế.

    Tình thế cách mạng ở nhiều nước cho phép những người cộng sản giành được chính quyền ngay khi trong nước chưa có những lực lượng sản xuất chín muồi cho việc thiết lập CNXH . Đáng lẽ ra, phải kiên trì chủ động tạo ra các lực lượng sản xuất ấy thuận theo các quy luật kinh tế tự nhiên - điều mà Mác và Lênin nhiều lần nhân mạnh - thì những nước này lại nóng vội, áp đặt CNXH bất chấp các điều kiện kinh tế thực tại. Bằng biện pháp hành chính, người ta tự đặt ra những điều kiện kinh tế tưởng chừng như phù hợp với đòi hỏi của CNXH.

    Để cho nền kinh tế kế hoạch hoá có được cái nền tảng công hữu như trong dự đoán khoa học của Mác, người ta đã mở rộng tràn lan khu vực kinh tế quốc doanh cả ở những ngành sản xuất thủ công manh mún, cả ở những cửa hàng, cửa hiệu tủn mủn. Nông dân và thợ thủ công bị cưỡng ép tập hợp thành các đơn vị kinh tế tập thể mà cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn là kỹ thuật thủ công truyền thống.

    Để tạo ra cái vẻ bề ngoài là chế độ công hữu chiếm ưu thế, để loại trừ tất cả những gì không phải là XHCN và kế hoạch hoá, và cũng để thực thi một cách hình thức chủ nghĩa dự đoán khoa học của Mác về tương lai của sản xuất hàng hoá, người ta đã dùng biện pháp hành chính để hạn chế, cấm đoán sản xuất cá thể và thị trường tự do - những hình thái có vai trò rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế lúc bấy giờ. Trong việc thực hiện cải tạo sở hữu về TLSX, người ta đã thủ tiêu hoàn toàn những gì gọi là tư hữu , mà khi nêu lên luận điểm của mình, Mác và Ănghen chỉ đặt vấn đề xoá bỏ chế độ sở hữu TBCN về TLSX, hơn nữa, việc xoá bỏ chế độ sở hữu này gắn liền với sở hữu tư bản cá thể. Ở đó quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lý TLSX nằm trong cùng một chủ thể kinh tế, dùng nó để bóc lột lao động người khác.

    Kế haọch pháp lệnh được áp dụng không chỉ cho khu vực đại sản xuất cơ khí thuộc sở hữu toàn dân, mà còn được áp đặt cho cả hàng vạn chủ sở hữu tập thể, thâm chí cả cho một số sản phẩm của hàng triệu chủ sở hữu cá thể ( thịt lợn, gia cầm .). Bằng kế hoạch pháp lệnh, người ta sắp đặt mọi mặt của đời sống kinh tế theo những tiêu chuẩn và định mức thống nhất, kể từ khâu sản xuất đến các khâu phân phối, lưu thông, giá cả, tiêu dùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...