Luận Văn kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    94 trang

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH 4

    I. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP TỈNH 4

    1. Vị trí của kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch 4

    2. Các bộ phận cấu thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 5

    3. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm của tỉnh 6

    3.1. Vị trí của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6

    3.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với các kế hoạch khác 7

    II. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 9

    1. Phân tích các yếu tố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9

    1.1. Yếu tố tự nhiên 9

    1.2. Yếu tố lao động 10

    1.3. Yếu tố vốn 11

    1.4. Yếu tố thị trường 12

    1.5. Yếu tố khoa học- kĩ thuật 13

    1.6. Yếu tố về khả năng liên kết kinh tế trong và ngoài tỉnh 14

    2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 16

    Như vậy, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng vào xác định những nội dung sau: 16

    3. Phương pháp xác định chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 18

    4. Xác định các chỉ tiêu nguồn lực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21

    4.1. Chỉ tiêu nhu cầu lao động 21

    4.2. Chỉ tiêu về nhu cầu vốn đầu tư 23

    CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2001 - 2005 TỈNH PHÚ THỌ 26

    I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 26

    1. Đặc điểm tự nhiên 26

    2. Điều kiện kinh tế-xã hội 32

    II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2001 - 2005 TỈNH PHÚ THỌ 36

    1. Đánh giá chung tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 36

    1.1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 36

    1.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 38

    2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu từng ngành thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 45

    3. Đánh giá chung về thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ 53

    CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 58

    I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 58

    1. Những động lực chủ yếu cho chuyển dịch cơ cấu ngành 58

    2. Những khó khăn 59

    II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 60

    1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu 60

    2. Dạng cơ cấu ngành kinh tế 61

    3. Xây dựng chỉ tiêu cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, lao động, vốn 62

    4. Hướng phát triển các ngành 66

    III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006-2010 68

    1. Lựa chọn các khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu ngành ở Phú Thọ 68

    2. Khai thác các nguồn lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 71

    2.1. Vốn 71

    1.2. Lao động 75

    3. Mở rộng thị trường sản phẩm hàng hoá 77

    IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 79

    KẾT LUẬN 81

    Phụ lục 1: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP thời kì 2006-2010 82

    Phụ lục 2: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu lao động thời kì 2006-2010 84

    Phụ lục 3: Tính toán các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư thời kì 2006-2010 86

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87





    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các ngành, các lĩnh vực, các tỉnh, thành phố đã xây dựng qui hoạch phát triển ngành, qui hoạch vùng và qui hoạch các địa phương. Các qui hoạch này đã có đóng góp cho sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương và làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển ngành, vùng .

    Mục tiêu phát triển đối với một Quốc gia hay bất cứ địa phương nào cũng bao gồm ba mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu về phát triển xã hội. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế cho nên kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính mục tiêu. Vì thế kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội của Quốc gia cũng như của bất cứ địa phương nào.

    Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, được biết đến nhiều qua nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Đền Hùng hay đặc biệt hơn đây chính là “đất tổ Vua Hùng”. Từ ngày tách tỉnh (1/1/1999) đến nay, tình hình kinh tế-xã hội Phú Thọ có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn nằm trong những tình nghèo của cả nước. Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005, nông nghiệp chiếm 26%, công nghiệp-xây dựng chiếm 40% và dịch vụ chiếm 34% GDP của tỉnh. Trong khi đó cơ cấu ngành kinh tế của cả nước,nông nghiệp chiếm 20,5%, công nghiệp chiếm 41%, dịch vụ chiếm 38,5% GDP của cả nước. Trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế của tỉnh có tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước hay không thì việc đặt ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là rất quan trọng. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là việc chủ động xác định các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì kế hoạch, đưa ra các chính sách, giải pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó và tạo ra một cơ cấu ngành có hiệu quả cao nhất.

    Chính vì vậy mà trong thời gian thực tập vừa qua, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Nghiên cứu những lí luận chung về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Từ đó đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 ở tỉnh Phú Thọ. Qua đó rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó trong quá trình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên cơ sở đó nhằm xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho thời kì kế hoạch tiếp theo-thời kì 2006-2010 và tìm ra các giải pháp cần thiết nhất để thực hiện kế hoạch này một cách hiệu quả nhất.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 để nhằm xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 và tìm các giải pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Các phương pháp đã sử dụng trong đề tài là:

    - Phương pháp phân tích so sánh tổng hợp

    - Phương pháp kinh tế lượng

    - Các phương pháp thống kê

    5. Kết cấu của đề tài

    Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu gồm 3 chương sau:

    Chương 1: Lí luận chung về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh.

    Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 của tỉnh Phú Thọ.

    Chương 3: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 của tỉnh Phú Thọ và các giải pháp thực hiện.

    Khi nghiên cứu đề tài này, do bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và sự đóng góp của các bạn.












    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH


    I. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP TỈNH

    1. Vị trí của kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch

    Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của tỉnh. Nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kì 5 năm và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

    Nghị quyết đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội”. Cũng như cấp Quốc gia, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giữ vị trí trung tâm trong hệ thống kế hoạch cấp tỉnh. Thời hạn 5 năm là thời hạn trùng lặp với nhiệm kì làm việc của cơ quan Chính Phủ, là thời hạn theo đó lợi ích đầu tư bắt đầu có sau một năm hoặc một vài năm. Những kế hoạch trong phạm vi 5 năm thường chính xác hơn, dễ thực thi hơn những kế hoạch có thời gian dài hơn.

    Mục tiêu chủ yếu của việc lập kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh bao gồm:

    (1) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong giai đoạn 5 năm như: mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội.

    (2) Xác định các chương trình và lĩnh vực phát triển. Đây là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển của kì kế hoạch 5 năm.

    (3) Phần các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm sẽ bao gồm hai nội dung cơ bản:

    Thứ nhất là xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu như cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế.

    Thứ hai là xây dựng, hoàn thiện những vấn để cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện.

    2. Các bộ phận cấu thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

    Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó vừa là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kì bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kì kế hoạch.Vì vậy kế hoạch mục tiêu và kế hoạch biện pháp là hai bộ phận cấu thành nên hệ thống kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của Quốc gia cũng như của tỉnh (địa phương).

    Một là, các kế hoạch mục tiêu (còn được gọi là các kế hoạch phát triển) xác định những mục tiêu tổng quát và các mục tiêu chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn 5 năm như: mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội. Như vậy các kế hoạch mục tiêu như kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch hoá phúc lợi xã hội.

    Hai là, các kế hoạch biện pháp đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cũng như các chính sách và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch mục tiêu. Như vậy, các kế hoạch biện pháp bao gồm: kế hoạch các yếu tố nguồn lực: kế hoạch lao động, kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch bảo đảm ngân sách, kế hoạch phát triển thương mại, kế hoạch tài chính- tiền tệ.

    Hai bộ phận này có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Hiện nay, trong nội dung đổi mới lập kế hoạch gắn với nguồn lực cân đối hơn sự gắn kết của hai bộ phận này với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...