Chuyên Đề kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học kinh tế hồ chí minh giai đoạn 2006-2020

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I

    SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ


    1. Sứ mạng

    Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.


    2. Tầm nhìn

    Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu.


    3. Các giá trị

    - Thấu hiểu nhu cầu của sinh viên và xã hội;

    - Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học cho các tổ chức và doanh nghiệp;

    - Quan tâm đến xây dựng đội ngũ có chuyên môn cao, năng động, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp;

    - Khuyến khích sử dụng công nghệ một cách sáng tạo trong môi trường làm việc, giảng dạy và học tập;

    - Tự hào và phát huy truyền thống của trường.





    Phần II

    PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG TRƯỜNG


    1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

    1.1. Bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực

    Tình hình chính trị trên toàn thế giới trong thời gian qua diễn biến tương đối ổn định, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập về nhiều mặt đang có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Việt Nam, riêng lĩnh vực giáo dục-đào tạo đã có những bước phát triển vượt bậc.

    Hiện nay trên thế giới có những nước, những khu vực có ảnh hưởng lớn về chính trị, quân sự như:

    - EU với các thành viên hầu hết là các nước phát triển, dự báo EU vẫn duy trì vị trí hàng đầu về chính trị, kinh tế dựa trên truyền thống là trung tâm giáo dục, khoa học công nghệ hàng đầu thế giới.

    - Hoa Kỳ vẫn có thế mạnh toàn cầu về kinh tế, chính trị. Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ là đại lục Âu - Á.

    - Nhật Bản có vị trí quan trọng trong khu vực. Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là duy trì một cường quốc hàng đầu về ứng dụng khoa học - công nghệ thông qua chính sách phát triển giáo dục đại chúng và đầu tư thích đáng cho khoa học - công nghệ. Hiện Nhật Bản đang từng bước gia tăng sức mạnh quân sự và vị thế chính trị trong khu vực.

    - Trung Quốc đang nổi lên như là một đối trọng lớn về kinh tế, chính trị. Sự phát triển của Trung Quốc rõ ràng có ảnh hưởng rất đáng kể đến nước ta trên nhiều mặt với vị trí là cửa ngõ của Trung Quốc để vào khối ASEAN.


    1.2. Bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực

    Nền kinh tế thế giới hiện đang trong đà tăng trưởng và ổn định với mức khoảng 5%/năm trong bốn năm qua. Những xu thế về kinh tế trong giai đoạn sắp đến là:

    - Toàn cầu hóa về kinh tế với vai trò của WTO: Hội nhập về kinh tế là nội dung quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Nền sản xuất hiện nay mang tính toàn cầu do có sự tự do về thương mại, đầu tư, tài chính dẫn đến sự phân bổ hợp lý hơn các nguồn lực sản xuất. Sự bất hợp lý trong quản lý kinh tế bị loại trừ dần thông qua cạnh tranh và hợp tác. Đối với các nước nghèo, điều này là cơ hội tranh thủ được các nguồn lực quốc tế về yếu tố sản xuất (tư bản, khoa học kỹ thuật, quản lý), tuy nhiên cũng là thách thức lớn không kém khi mở cửa thị trường.

    - Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh chóng. Đối với các nước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Trong khi đó, các nước nghèo đang dần chuyển từ kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang kinh tế công nghiệp. Một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường như dệt may, giày da, đóng tàu, hóa chất, cơ khí, chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản đang được chuyển dần sang các nước đang phát triển.

    - Hiện trên thế giới có ba khối kinh tế phát triển mạnh có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu là Hoa Kỳ, EU, và các nước Đông và Nam Á. Dự báo kinh tế Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng dù chậm và sẽ còn duy trì vị trí hàng đầu trong dài hạn. EU đang nổi lên như là vị trí kinh tế thương mại hàng đầu thế giới nhưng thiếu sức mạnh tổng hợp của một liên minh. Các quốc gia Đông và Nam Á hiện đang là những biểu tượng về tăng trưởng kinh tế (Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam ). Dự báo những quốc gia này sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Với đà tăng trưởng như hiện nay, Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2020 (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).

    - Một số yếu tố có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới trong thời gian tới là giá dầu thô, tình trạng ô nhiễm môi trường và leo thang xung đột - không loại trừ khả năng xung đột hạt nhân do mức độ phổ biến ngày càng cao.

    Tóm lại, sự phát triển của các quốc gia, khu vực có vị trí chi phối nền kinh tế - chính trị thế giới rõ ràng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và giáo dục của nước ta trong thời gian tới. Sự ảnh hưởng về giáo dục từ những nước như Hoa Kỳ và EU là hết sức đáng kể, đặc biệt là giáo dục đại học thể hiện trên hai lĩnh vực: kiến thức và quản lý giáo dục.

    Các mô hình giáo dục của EU, Hoa Kỳ đang từng bước được nghiên cứu và áp dụng nhằm thu ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, tính hiệu quả và sự rèn luyện vượt trội về tinh thần, đạo đức trong nền giáo dục Nhật Bản cũng cần phải được quan tâm và triển khai áp dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...