Văn Bản Kế hoạch 35/TANDTC

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/3/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang03/21/35-TANDTC.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Kế hoạch 35/TANDTC - Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    Kế hoạch 35/TANDTC về tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    TÒA ÁN NHÂN DÂN
    TỐI CAO
    --------

    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------------------------

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Số: 35/TANDTC
    [/TD]
    [TD]
    Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    KẾ HOẠCH
    VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

    Thực hiện Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 ngày 21-01-2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn bản số 145-CV/TW ngày 04-02-2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở quán triệt các văn bản nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)trong ngành Tòa án nhân dân với các nội dung như sau:
    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
    1. Mục đích
    Tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm các mục đích sau:
    a) Huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cán bộ, công chức ngành Tòa án và các vị Hội thẩm trong việc sửa đổi Luật Đất đai;
    b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Lãnh đạo, cán bộ, công chức ngành Tòa án và các vị Hội thẩm trong việc sửa đổi Luật Đất đai và thi hành Luật Đất đai.
    2. Yêu cầu
    Việc tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm các yêu cầu sau:
    a) Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết Hội nghị lần sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai và Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 ngày 21-01-2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và lãnh đạo của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp trong việc lấy ý kiến Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
    b) Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được thảo luận, lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và các cán bộ, công chức khác tham gia đóng góp ý kiến;
    c) Việc tổ chức lấy ý kiến phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, thiết thực và tiết kiệm;
    d) Ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực và là cơ sở để góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);
    đ) Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm phổ biến, quán triệt để Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và các cán bộ, công chức khác của Tòa án tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến đóng góp về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);
    g) Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành cần được ưu tiên và tập trung chỉ đạo thực hiện, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ theo yêu cầu.
    II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN
    1. Nội dung lấy ý kiến
    Lấy ý kiến toàn bộ dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) gồm: 14 Chương, 206 điều; kỹ thuật trình bày các quy định của Luật đất đai (sửa đổi).
    2. Hình thức lấy ý kiến
    a) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao (www.toaan.gov.vn) để cán bộ, công chức trong toàn ngành và các vị Hội thẩm đóng góp ý kiến.
    b) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua hình thức góp ý kiến bằng văn bản gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Viện khoa học xét xử).
    3. Đối tượng lấy ý kiến
    Đối tượng lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm:
    a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
    b) Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
    c) Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
    d) Các cán bộ, công chức công tác trong ngành Tòa án, Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân.
    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Vụ Thống kê – Tổng hợp có trách nhiệm đăng tải toàn văn Kế hoạch này và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử ngành Tòa án nhân dân tối cao đồng thời gửi thư điện tử cho các đơn vị làm tài liệu tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    2. Viện khoa học xét xử tham mưu cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    3. Các cấp ủy Đảng cần đưa nội dung góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào nội dung sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể đảng viên về mục đích, quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    4. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo Kế hoạch này, với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    - Phổ biến, quán triệt mục đích, yêu cầu nội dung, hình thức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình;
    - Tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án và các cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình;
    - Chỉ đạo xây dựng Báo cáo theo Đề cương Báo cáo tổng hợp ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (Phụ lục) và gửi cho Văn phòng Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Viện khoa học xét xử) trước ngày 01-04-2013 để tổng hợp.
    5. Tạp chí Tòa án nhân dân và Báo Công lý có trách nhiệm tuyên truyền đầy đủ các nội dung quan trọng và các ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức trong ngành về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    6. Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến của ngành Tòa án nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    7. Kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch
    Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được ngân sách nhà nước bảo đảm và dự toán trong kinh phí hoạt động của ngành Tòa án nhân dân.
    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề cần giải thích thì đề nghị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Viện khoa học xét xử) để có giải thích, hướng dẫn kịp thời.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
     Nơi nhận:
    - Văn phòng TW Đảng (để báo cáo);
    - Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
    - Các đ/c Phó Chánh án TANDTC (để phối hợp chỉ đạo);
    - Thành viên Hội đồng thẩm phán TANDTC;
    - Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao (để thực hiện);
    - Tòa án quân sự Trung ương;
    - TAND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để thực hiện);
    - Văn phòng BCS Đảng TANDTC (để lưu);
    - Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
    - Lưu: VP, Viện KHXX (TANDTC).
    [/TD]
    [TD]
    KT. CHÁNH ÁN
    PHÓ CHÁNH ÁN

    (Đã ký)

    Nguyễn Sơn

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
     PHỤ LỤC
    ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA NGÀNH TÒA ÁN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003
    (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 35 /TANDTC ngày 5 tháng 03 năm 2013 của Tòa án nhân dân tối cao)
    A. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
    Báo cáo về kết quả đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm các nội dung chính được trình bày theo bố cục sau:
    I. Quá trình tổ chức lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    - Công tác tổ chức lấy ý kiến.
    - Các hình thức tổ chức lấy ý kiến.
    - Các đối tượng được lấy ý kiến.
    - Các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào Báo cáo.
    II. Đánh giá chung về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của toàn bộ Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), gồm:
    - Nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hoá các quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai?
    - Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Luật Đất đai năm 2003?
    III. Ý kiến cụ thể về nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    1. Về các quy định cụ thể của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    a) Tham gia ý kiến về từng nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gồm: Những quy định chung; Quyền của Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Tài chính về đất đai và giá đất; Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; Chế độ sử dụng các loại đất; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Thủ tục hành chính về đất đai; Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Điều khoản thi hành.
    Đối với mỗi quy định cụ thể cần đánh giá về phạm vi, ưu điểm, hạn chế của từng nội dung được sửa đổi; những nội dung tán thành, không tán thành và lý do của việc tán thành hoặc không tán thành; những nội dung cần sửa đổi, đề xuất nội dung sửa đổi cụ thể và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    b)Tham gia ý kiến sâu về những nội dung liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án như: quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; giải quyết tranh chấp về đất đai .
    2. Về kỹ thuật lập pháp
    - Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    - Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    B. YÊU CẦU TRÌNH BÀY ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÁO CÁO
    - Báo cáo phải tập hợp và phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực các ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
    - Đối với mỗi nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).được góp ý thì cần chú thích cụ thể từng đối tượng góp ý.
     
Đang tải...