Tiểu Luận Internet và Thương Mại Điện Tử

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 5/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ​

    LỜI NÓI ĐẦU


    Thông thường ,một phương tiện thông tin đại chúng mới ra đời khi đạt được 50 triệu người sử dụng , phải mất một thời gian khá dài mới đạt được con số ấy:Đài phát thanh phải chờ mất 40 năm ; Truyền hình phải mất 13 năm ;Truyền hình cáp phải mất 10 năm ;còn INTERNET đã đạt được con số trên chưa đầy 5 năm và hiện nay đã có trên 200 triệu người sử dụng mạng và dự kiến trong vài năm tới số người sử dụng tiếp tục tăng gấp đôi sau mỗi năm


    Khi mới ra đời Internet đã thu hút sự quan tâm của mọi đối tượng trên hành tinh và theo thời gian nó càng liên quan chặt chẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống ,cùng với Internet Thương mại điện tử ra đời ,phát triển không ngừng làm thay đổi tất cả ,cách thức làm việc ,cách thức ta mua sắm ,cách thức trao đổi với Chính Phủ ,học tập và tất cả những gì chúng ta làm ở nhà.Cuộc cách mạng Internet tạo nên sự chuyển đổi quan trọng ,trước hết nó thách thức và sau đó thay đổi về cơ bản cách thức mọi hoạt động được thực hiện trong thế giới ngày nay.


    Trong tình hình đó thì Kinh tế là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và sâu sắc nhất .Với INTERNET, nền kinh tế nối mạng ra đời , E-business-kinh doanh điện tử đang tạo ra một cơ hội tiềm tàng cho nền kinh tế thế giớ.Dự kiến nghành công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng bình quân 10% một năm và đạt doanh số 1600 tỷ USD vào năm 2002 .Trong tổng số đó ,thương mại điện tử chiếm 600 tỷ USD , có tốc độ tăng trưởng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành.


    Do việc thay đổi cơ bản về hình thức kinh doanh ,dự kiến sau 2 năm cùng với các thành tựu khoa học, internet sẽ tạo nên một sự biến đổi toàn diện đời sống kinh tế thế giới .Các doanh nghiệp và cơ quan đang thấy rằng Internet là một công cụ mạnh mẽ mà họ có thể chông đợi để tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.


    Có thể khẳng định rằng cùng với việc xuất hiện của Internet ,lợi thế cạnh tranh lớn nhất trong nghành công nghệ thông tin ngày nay không còn là công nghệ nữa Công nghệ thay đổi quá nhanh và không một công ty nào có thể tạo một lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ dựa vào công nghệ .Công nghệ thay đổi hàng ngày ,hàng giờ ,mọi nơi đều tràn ngập thông tin về mọi lĩnh vực , về các lĩnh vực kinh doanh ,thông tin đại chúng .Điều này có nghĩa là tạo ra những ứng dụng tích hợp áp dụng cho hàng loạt sản phẩm và dần dần cho các dịch vụ.


    Internet không chỉ tác động đến nền kinh tế toàn cầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề xã hội, văn hoá dân tộc ,thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá.Quá trình toàn cầu hoá chỉ mới xuất hiện gần đây thôi,nó là hậu quả tất nhiên của các thành tựu khoa học công nghệ về cách mạng thông tin đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông khoảng 20 năm trở lại đây.Nhờ có những thành tựu khoa học này ,đặc biệt là Internet và Thư điện tử ,mà người ta có thể ngồi ở châu Á để mua một hàng hoá ở châu Âu và thực hiện thanh toán tức thời thông qua ngân hàng nào đó ở New York. Hoặc cùng một lúc hàng triệu người trên trái đất thông qua mạng Internet dã cùng chứng kiến con tàu vũ trụ Pathfinder đổ bộ xuống bề mặt sao Hoả.Hoặc qua mạng Internet trong nháy mắt hàng tỷ đôla có thể thay đổi chủ ở bất cứ góc trời nào trên thế giới .Do đó người ta mới kết luận :Nhờ có Internet và Thư điện tử mà thế giới có vẻ như thu nhỏ lại ,trên một mức độ nào đó làm cho khoảng cách về địa lý và biên giới chính trị không còn quan trọng như trước nữa.


    Dòng chảy thông tin cuồn cuộn mà Internet truyền tải ,đã trở thành nhịp cầu ,trở thành sợi dây vô hình nối kéo các dân tộc,các nền văn hoá xích lại gần nhau hơn .Toàn cầu hoá là một thành tựu của những năm cuối thế kỷ 20 ,là một sự phát triển khách quan khi thế giới bước vào thời đại tin học.Tất cả những điều kỳ diệu do Internet đem đến mà chúng ta ghi nhận cũng mới chỉ là bước đầu của một thời đại số hoá mà Internet đã châm ngòi.


    Với những kiến hiểu biết của mình ,em đã nhận thấy rằng thế kỷ tới là thế kỷ của một nền kinh tế tri thức , một nền kinh tế số hoá,và ưu thế của Mạng Máy Tính Toàn Cầu và Thương Mại Điện Tử trong thế kỷ tới là phương tiện truyền thông chủ yếu .Với những gì được trang bị trong những năm học còn ngồi trên ghế nhà trường ĐHKTQD, với những kiến thức về các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực tin học nói riêng em hiểu rằng Mạng Máy Tính Toàn Cầu và Thương Mại Điện Tử nó có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với nền kinh tế Việt Nam chúng ta nói riêng trong thế kỷ tới ,nhưng với những kiến thức hiểu biết có hạn, em viết đề án môn học về lĩnh vực “Internet và Thương Mại Điện Tử “ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em mong được Thầy góp ý và giúp đỡ chúng em cho bài viết này được hoàn thiện và tốt hơn.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    NỘI DUNG Trang 3

    A.SƠ LƯỢC VỀ INTERNET
    I.INTERNET –MẠNG MÁY TÍNH TOÀN CẦU
    1.Lịch sử ra đời và phát triển của Internet Trang 3
    2. Những tổ chức liên quan. Trang 7
    3.Những dịch vụ phổ biến nhất Trang 8
    II.INTERNET–KHO TÀI NGUYÊN THÔNG TIN TOÀN CẦU
    1.Kho tài nguyên thông tin khổng lồ Trang 8
    2.Internet-Siêu Sa Lộ Thông Tin Trang 9
    3.Internet-Một Xã Hội Sôi Động Trang 11
    4.Một số giải pháp an toàn mạng Trang 11
    III.LỢI ÍCH CỦA INTERNET
    1.Chi phí thu mua giảm Trang 13
    2.Giảm hàng tồn kho Trang 14
    3.Giảm thời gian sản xuất Trang 14
    4.Dịch vụ khách hàng hoàn hảo và hiệu quả hơn Trang 15
    5.Giảm chi phí bán hàng và marketing Trang 16
    6. Mở ra các cơ hội tiêu thụ sản phẩm mới. Trang 17


    B.SƠ LƯỢC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
    I.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ –MỘT HÌNH THỨC KINH DOANH MỚI
    1.Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử Trang 18
    2.Viễn cảnh thương mại điện tử Trang 18
    3.Vai trò của các công cụ thương mại điện tử Trang 19
    4.Để sử dụng thương mại điện tử có hiệu quả Trang 24
    5.Bí quyết thành công trong thương mại điện tử Trang 27
    6.Gian lận trong thương mại điện tử Trang 27
    7.Bảo mật cho thương mại điện tử Trang 30
    III.LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
    1.Sự lựa chọn Trang 31
    2.Sự tiện lợi Trang 31
    3.Thông tin chính xác Trang 31
    4.Giá cả thấp hơn Trang 32
    5.Tuỳ biến theo yêu cầu Trang 32
    6. Tạo điều kiện tiếp cận “kinh tế số hoá Trang 32
    IV.VẪN CÒN TRỞ NGẠI CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trang 35


    C. INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
    1.Thương mại điện tử thời chứng nước Trang 36
    2.Việt Nam với kế hoạch định hình thương mại điện tử Trang 37
    3.Cánh cửa thương mại điện tử Việt Nam đã mở Trang 38
    4.Thương mại điện tử ở Việt Nam đang gặp khó khăn Trang 39


    KẾT LUẬN Trang 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...