Tiểu Luận indonesia

Thảo luận trong 'Đông Phương Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    indonesia
    I. Tổng quan Indonesia
    Quốc kỳ:Quốc kỳ Indonesia, tiếng Indonesia gọi là Sang Merah Putih, là lá cờ có hai màu đỏ và trắng tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho tinh thần. Tỷ lệ các chiều của lá cờ là 2:3. Quốc kỳ Indonesia khá giống quốc kỳ Ba Lan và quốc kỳ Singapore. Nó đặc biệt giống quốc kỳ Monaco ngoại trừ tỷ lệ giữa các chiều. Quốc kỳ Indonesia lấy mẫu từ quốc kỳ của đế quốc Majapahit hồi thế kỷ 13. Quốc kỳ đã được sử dụng chính thức ngay trong ngày thành lập nước của Indonesia, ngày 17 tháng 8 năm 1945. Hình thức của nó được giữ nguyên từ ngày đó đến nay.
    1. Khái quát chung:
    - Tên nước : Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (The Republic of Indonesia)
    - Thủ đô : Gia-các-ta (có khoảng 10 triệu dân)
    - Vị trí địa lý: In-đô-nê-xi-a là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ.
    - Diện tích : Phần đất rộng 1,9 triệu km2 và phần nước 9,9 triệu km2.
    - Dân số : đông thứ tư trên thế giới, trên 220 triệu người (theo số liệu 2004).
    - Khí hậu : nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4.
    Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia; Hán Việt: Nam Dương), là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia gồm 17.508 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số.
    Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này. Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor và Malaysia, ngoài ra giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, và lãnh thổ Ấn Độ Đảo Andaman và Nicobar. Thủ đô là Jakarta cũng đồng thời là thành phố lớn nhất.
    Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ 7, khi Vương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ. Những vị vua cai trị địa phương dần tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình chính trị Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, và các vương quốc Hindu giáo và Phật giáo đã bắt đầu phát triển. Lịch sử Indonesia bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài muốn nhòm ngó các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Các nhà buôn Hồi giáo đã đưa tới Đạo Hồi, và các cường quốc Châu Âu đã tranh giành để độc chiếm lĩnh vực thương mại trên các hòn đảo Hương liệu Maluku trong Thời đại Khám phá. Sau ba thế kỷ rưỡi dưới ách thực dân Hà Lan, Indonesia đã giành được độc lập sau Thế chiến thứ hai. Từ đó lịch sử Indonesia rơi vào cảnh biến động với các nguy cơ từ các thảm hoạ thiên nhiên, nạn tham nhũng và chia rẽ cũng như một quá trình dân chủ hoá, và các giai đoạn thay đổi kinh tế nhanh chóng.
    Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất. Với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, và một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó.
    Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" ("Thống nhất trong đa dạng", theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị. Dù có dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu và là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.