Chuyên Đề Incoterms – Nhìn từ thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Kể từ công cuộc đổi mới đất nước sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển không ngừng. Nếu như trước đây sản xuất, mua bán hàng hóa chỉ giới hạn trong thị trường nội địa hoặc chỉ ở mức độ hạn chế khi giao thương với các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa thì ngày nay, hoạt động này đã và đang diễn ra với mức độ phủ khắp hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150[1] của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Sau hơn năm năm gia nhập WTO, dưới tác động của tự do hóa thương mại, Việt Nam về cơ bản đã mở cửa thị trường, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
    Xuất nhập khẩu ngày nay không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người, nó xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc trên các bản tin thời sự trong và ngoài nước, các mặt báo đua nhau đưa tin các con số về tỷ trọng xuất khẩu – nhập khẩu, v.v Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, trở thành một nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
    Để hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra một cách thống nhất, hạn chế những bất đồng quan điểm dẫn đến những tranh chấp không đáng có, Phòng Thương mại Quốc tế - ICC đã tập hợp và xuất bản bộ tập quán thương mại Incoterms đầu tiên vào năm 1936 và đến nay, bản Incoterms mới nhất là Incoterms 2010 quy định về các điều kiện thương mại. Có thể nói, Incoterms là “luật chơi chung” của các bạn hàng trên thế giới. Ắt hẳn doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào đang hoạt động tại Việt Nam cũng quen thuộc với những điều kiện thương mại theo Incoterms nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cập nhật kịp thời, hiểu rõ và áp dụng một cách có hiệu quả nhất vào các hoạt động mua bán hàng hóa của mình để đem về lợi nhuận cao nhất và tránh được rủi ro ở mức thấp nhất. Vì lẽ đó, tác giả nhận thấy việc tìm hiểu kỹ lưỡng, có hệ thống Incoterms là điều cấp thiết, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt kịp thời những biến động về mặt pháp lý, từ đó đưa ra những phương hướng, chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

    Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu “Incoterms – Nhìn từ thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất” nhằm phản ánh thực trạng áp dụng các điều kiện thương mại theo Incoterms trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của một doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam cũng như các nguyên nhân và điều kiện có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn và áp dụng Incoterms của doanh nghiệp này, từ đó có thể phản ánh một phần thực trạng áp dụng Incoterms của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đồng thời tác giả cũng xin đưa ra một số kiến nghị áp dụng Incoterms nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp này nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
    Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận cơ bản về Incoterms, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng Incoterms hiện nay tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất.

    Phạm vi nghiên cứu
    Về mặt lý luận, vì là sinh viên chuyên ngành luật, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm pháp lý của Incoterms hơn là nghiên cứu khía cạnh kinh tế của nó. Cụ thể, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu các vấn đề cơ bản như như khái niêm, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của Incoterms, vai trò và vị trí pháp lý của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa, những thay đổi của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000. Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai bản Incoterms 2000 và Incoterms 2010 do đây là hai bản Incoterms được sử dụng phổ biến và cập nhật mới nhất cho tới thời điểm hiện tại cũng như nhằm tránh trường hợp nội dung tiểu luận bị dàn trải.
    Về mặt thực tiễn, đề tài tiểu luận viết về thực tiễn áp dụng Incoterms tại doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập hoặc công tác. Do cơ quan thực tập của tác giả là văn phòng luật sư - không có các hoạt động xuất nhập khẩu nên tác giả đã chủ động liên hệ công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất thu thập thông tin để thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do khuôn khổ đề tài là tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luật học, hơn nữa do những khó khăn nhất định về thời gian, không gian và kinh nghiệm bản thân nên việc nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các thông tin do Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất cung cấp bên cạnh các nguồn thông tin đa dạng trên sách, báo và một số website đáng tin cậy khác.

    Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Incoterms; phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê để đưa ra kết luận về các nội dung mới thay đổi của bản Incoterms 2010 so với Incoterms 2000; phương pháp phân tích, tổng hợp để nêu lên các kiến nghị áp dụng Incoterms một cách hiệu quả cho Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.


    Cơ cấu của tiểu luận
    - Lời cam đoan
    - Lời cảm ơn
    - Danh mục từ viết tắt
    - Mục lục
    - Lời nói đầu
    - Nội dung:
    + Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Incoterms
    + Chương 2 Thực tiễn áp dụng Incoterms tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất
    - Kết luận
    - Tài liệu tham khảo
    - Phụ lục:
    + Hợp đồng xuất khẩu có sử dụng Incoterms
    + Hợp đồng nhập khẩu có sử dụng Incoterms

    [HR][/HR][1]http://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_Thương_mại_Thế_giới. (truy cập ngày 02/04/2012)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...