Sách huyết học - truyền máu (tài liệu sưu tầm – tổng hợp - dịch)

Thảo luận trong 'Sách Y Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1. SINH LÝ VÀ SINH LÝ BỆNH
    A. GIẢI PHẪU - SINH LÝ TẠO MÁU
    1.1. Cơ quan tạo máu:
    Cơ quan tạo máu bao gồm: tủy xương, tổ chức lymphô (lách, hạch, tuyến ức) và
    tổ chức võng mô. Vị trí tạo máu thay đổi theo tuổi:
    * Trước khi đẻ: tạo máu qua 3 giai đoạn:
    + Giai đoạn bào thai (khoảng 2 tháng đầu): chủ yếu tạo máu từ nội mạc huyết
    quản trong những đảo Pander. Các hồng cầu non nguyên thủy đều thuộc dòng
    megaloblast (đại hồng cầu).
    + Giai đoạn gan lách (từ tháng thứ 3): các hồng cầu non chủ yếu được tạo ra từ
    gan, lách và đều thuộc dòng normoblaste (giống như hồng cầu non ở người
    trưởng thành).
    - Sinh máu ở gan:
    Từ tuần thứ 4 sinh máu ở gan, bắt đầu từ tế bào trung mô vạn năng chưa biệt
    hoá. Các tế bào máu được tạo ra trong các bè gan, các khoang liên kết xung
    quanh và trong các huyết quản. Gan sinh chủ yếu là hồng cầu (HC), bạch cầu hạt
    (BC) và có thể cả mẫu tiểu cầu (TC), chưa sinh lymphô và mônô. Cao điểm sinh
    máu ở gan là vào tháng thứ 4 của thai kz, sau đó giảm dần.
    - Sinh máu ở lách:
    Từ tuần thứ 10 của thai, lách bắt đầu sinh máu và sinh chủ yếu là hồng cầu rồi
    bạch cầu hạt, đến tuần thứ 23 sinh lymphô. Đến tháng thứ 5 chỉ sinh lymphô.
    Từ tháng thứ 5 trở đi lách, gan hết chức năng tạo hồng cầu, từ đây cho đến
    trưởng thành tủy là cơ quan duy nhất sinh hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểucầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu ngoài tủy) ví dụ: bệnh lách to sinh tủy.
    + Giai đoạn tủy: từ tháng thứ 5 gan lách hết chức năng tạo hồng cầu, và từ đây
    cho đến trưởng thành tủy xương là cơ quan duy nhất tạo hồng cầu (trừ trường
    hợp bệnh lý tạo máu ngoại tủy).
    * Sau khi đẻ: vị trí tạo máu nằm ở trong 3 tổ chức :
    + Tủy xương (tủy đỏ) tạo hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu, nhưng cũng tham gia
    tạo những tế bào lymphô gốc tủy.
    + Tổ chức lymphô như: tuyến ức, hạch, lách, mảng Payer tham gia tạo và
    trưởng thành các tế bào lymphô.
    + Tổ chức võng (ở lách, tủy xương là chính) tạo các tế bào mônô.
    Tuy nhiên, trong đời sống, tầm quan trọng của các tổ chức tạo máu đó cũng thay
    đổi: ở trẻ em tủy xương và tổ chức lymphô rất phát triển và hoạt động mạnh, ở
    tuổi trưởng thành tủy tạo máu (tủy đỏ) giảm thể tích, tuyến ức teo đi.
    1.2. Cấu trúc của cơ quan tạo máu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...