Sách Huyền thoại về một nhà nước tự tiêu vong

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HUYỀN THOẠI VỀ MỘT NHÀ NƯỚC TỰ TIÊU VONG


    Vấn đề “nhà nước” không phải là một vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa Marx, mà chỉ là một vấn đề phái sinh. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã làm thiên lệch cái nhìn của Marx; do đó ông ít quan tâm đến lĩnh vực chính trị nói chung và vấn đề nhà nước nói riêng. Mặc dù đã dành rất nhiều công sức và thời gian để viết bộ Tư bản, Marx hầu như không có một tác phẩm nào bàn riêng về vấn đề nhà nước một cách thấu đáo. Quan niệm về nhà nước của ông vì vậy chỉ có thể tìm thấy rải rác thông qua các tác phẩm đã được công bố lúc sinh thời hoặc các bản thảo, thư từ được xuất bản sau khi ông mất.

    Nếu chỉ căn cứ vào các tác phẩm của Marx đã được chính thức công bố thì quan niệm về nhà nước của ông đã được trình bày lần đầu tiên trong hai tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (xuất bản năm 1847) và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (xuất bản đầu năm 1848). Đó cũng là những tác phẩm mà Lenin đã tham khảo vào đầu thế kỷ XX để viết cuốn Nhà nước và cách mạng.

    Thật ra, quan niệm về nhà nước của Marx đã được hình thành một cách khá hoàn chỉnh trước đó ít lâu trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, viết chung với Engels trong những năm 1845-1846. Tác phẩm này không được xuất bản lúc hai ông còn sống vì gặp khó khăn về tài chính và chế độ kiểm duyệt; mãi đến năm 1932, dưới thời Stalin, bản thảo của tác phẩm mới được xuất bản tại Liên Xô. Hệ tư tưởng Đức là một tác phẩm hơi khó đọc, văn phong và cách lập luận còn chịu nhiều ảnh hưởng của Hegel, nhiều chỗ diễn đạt hơi tối tăm, khó hiểu. Tuy nhiên, chính trong bản thảo này, chúng ta có thể tìm thấy quan niệm của Marx về nguồn gốc và bản chất của nhà nước nói chung.
     
Đang tải...