Tiến Sĩ Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa
    đầu phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên. Do nằm trên địa bàn trung tâm
    của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử đấu tranh
    dựng nước và giữ nước của dân tộc, địa bàn Phú Bình đã từng là nơi tranh
    chấp quyết liệt giữa quân, dân ta với giặc ngoại xâm. Từ xa xưa, ông cha
    ta đã từng coi địa bàn Thái Nguyên (trong đó có huyện Phú Bình) là phên
    giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, là điểm xuất phát để
    triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vị trí
    chiến lược và địa bàn dụng võ mà lịch sử giành cho Thái Nguyên nói
    chung, huyện Phú Bình nói riêng đã hun đúc cho người dân huyện Phú
    Bình sớm có truyền thống anh hùng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại
    xâm, chống cường quyền, áp bức.
    Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, từ ngày Căn cứ địa
    cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai ra đời, cả nước biết đến Phú Bình, một địa danh
    của An Toàn Khu 2 nổi tiếng. Vùng quê này đã đi vào lịch sử với những “địa chỉ
    đỏ” - nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho nhiều cán bộ cấp cao của Đảng
    những năm còn trong bóng tối đầy gian nan, thách thức. Nêu cao truyền thống
    yêu nước chống ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã hăng hái tham gia
    các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Trong Cao trào chống Nhật cứu
    nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chớp lấy thời cơ thuận lợi, nhân
    dân huyện Phú Bình đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi này
    của Phú Bình đã góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại
    của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa tới sự ra đời nước Việt Nam
    Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954),
    Phú Bình là cửa ngõ, là vùng giáp ranh giữa Căn cứ Việt Bắc với vùng địch
    tạm chiếm, một địa bàn mà kẻ địch coi là trọng điểm đánh phá bằng không
    quân, biệt kích, tập kích. Kẻ địch thường lấy địa bàn Phú Bình làm bàn đạp tấn
    công lên tỉnh lị Thái Nguyên và Căn cứ Việt Bắc. Tiếp tục phát huy truyền thống
    yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân,
    dân trong huyện luôn làm tròn những nhiệm vụ thiêng liêng: Đấu tranh bảo vệ,
    xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tích cực chuẩn bị kháng chiến; trực tiếp
    chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn
    Khu Trung ương; xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến. Sự đóng góp đáng
    kể sức người, sức của của nhân dân Phú Bình đã góp phần vào thắng lợi chung
    của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với những
    thành tích vẻ vang đó, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã vinh dự được
    Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
    dân thời kì kháng chiến chống Pháp cho đơn vị huyện và 8 xã trong huyện.
    Tìm hiểu, nghiên cứu về Huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống
    thực dân Pháp (1945 - 1954) vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa thực
    tiễn. Nội dung của Luận văn góp phần dựng lại toàn cảnh bức tranh lịch sử về
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân huyện Phú Bình. Qua
    đó góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống
    thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc, làm sâu sắc hơn lịch sử
    dân tộc. Luận văn góp phần cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy lịch sử địa
    phương tại các trường phổ thông trong huyện, tô thắm thêm truyền thống cách
    mạng của vùng quê đã được Đảng ta chọn làm An Toàn Khu 2.
    Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Huyện Phú Bình tỉnh
    Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) làm
    đề tài Luận văn.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến
    chống thực dân Pháp (1945 - 1954) còn in đậm trong lịch sử dân tộc. Cho đến
    nay, đã có nhiều công trình lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống thực dân
    Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc với những đóng góp của các địa
    phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
    Trong các cuốn: “Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam”,
    Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội, xuất bản năm 1985; cuốn “Lịch sử kháng
    chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)” gồm 6 tập, Viện Lịch sử quân sự -
    Bộ Quốc phòng xuất bản năm 1985, đã trình bày chi tiết về cuộc kháng chiến
    chống Pháp của nhân dân ta trên các lĩnh vực, làm nổi bật những chiến thắng
    quân sự vẻ vang gắn liền với các địa phương trong Căn cứ địa Việt Bắc.
    Cuốn “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975)”, Viện
    Lịch sử quân sự, xuất bản năm 1995 đã đề cập đến nghệ thuật quân sự của
    nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp với các chiến dịch nổi tiếng:
    Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Chiến dịch Biên giới 1950, Chiến
    dịch Điện Biên Phủ 1954
    Các cuốn giáo trình lịch sử Việt Nam viết về giai đoạn 1945 - 1954 tiêu
    biểu: Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập III của các tác giả Lê Mậu
    Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997; cuốn
    “ Lịch sử Việt Nam (1945 - 2000)” của tác giả Nguyễn Xuân Minh, Nhà xuất
    bản Giáo dục, năm 2006; các cuốn sách đó đã trình bày sâu sắc, toàn diện về
    lịch sử dân tộc và đề cập đến đóng góp của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến
    chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).
    Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc
    được thành lập, là căn cứ cách mạng lớn nhất của cả nước trong Tổng khởi
    nghĩa tháng Tám năm 1945. Tiếp đó hình thành Khu 1, Chiến khu 1, Liên khu
    1, Liên khu Việt Bắc, Quân khu Việt Bắc (ngày nay là Quân khu I). Việt Bắc
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    là nơi ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân Quân đội
    nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc
    vừa là căn cứ địa vững chắc của cả nước, vừa là chiến trường diễn ra nhiều
    chiến dịch, nhiều trận đánh vang dội gây cho kẻ thù những thất bại nặng nề,
    làm phá sản các âm mưu chiến lược, các thủ đoạn chiến tranh của chúng.
    Những đóng góp của quân, dân Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình
    nói riêng đã được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học:
    Cuốn “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945 - 1985)” - Sở Văn
    hóa Thông tin Bắc Thái xuất bản năm 1985, đã tập hợp những bài tham luận
    của các tác giả, làm rõ những đóng góp của nhân dân Bắc Thái trong sự
    nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu
    quý giá về địa lí, lịch sử của Bắc Thái nói chung và các huyện nói riêng, trong
    đó có huyện Phú Bình.
    Cuốn “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc” - Ban Nghiên cứu Lịch sử
    Đảng Bắc Thái xuất bản 1987, đã làm rõ vai trò của nhân dân các dân tộc
    Bắc Thái đối với quá trình hình thành, phát triển của Việt Bắc, trong đó
    có đóng góp của Phú Bình với vai trò là cửa ngõ phía Đông - Nam của
    Căn cứ Việt Bắc.
    Từ năm 1990, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ
    Quốc phòng về công tác khoa học quân sự, tổng kết chiến tranh, đã có nhiều
    công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về Căn cứ Việt Bắc trong cuộc chiến
    tranh giải phóng dân tộc:
    Trong cuốn “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975)”- Nhà
    xuất bản Quân đội nhân dân gồm 2 tập, tập 1 xuất bản năm 1990, đã trình bày
    đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, những đóng
    góp của Việt Bắc trên các lĩnh vực, trong đó có đóng góp của nhân dân các
    dân tộc huyện Phú Bình như: Công tác tiếp cư, đánh bại cuộc hành quân
    Phôcơ năm 1950 của Pháp, chi viện tiền tuyến .
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    Cuốn “Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” -
    Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái, xuất bản năm 1990, đã phản ánh đầy đủ,
    trung thực, cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực
    lượng vũ trang trên địa bàn Bắc Thái trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Cuốn “Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên
    khu Việt Bắc (1945 - 1954)” - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tập 1 xuất
    bản năm 1990, tập 2, tập 3 xuất bản năm 1991 do Bộ Tư lệnh Quân khu I biên
    soạn, làm rõ hơn vai trò của Liên khu Việt Bắc về chính trị, quân sự, hậu cần
    trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Tìm hiểu An Toàn Khu Trung ương (ATK)
    trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Khoa Lịch sử,
    Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, năm 1994, do các tác giả Nguyễn Xuân
    Minh (chủ biên), Hoàng Ngọc La, Đỗ Hồng Thái biên soạn. Đề tài nghiên
    cứu đã chỉ rõ vị trí, vai trò của An Toàn Khu Trung ương trong kháng chiến
    chống Pháp với sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Việt Bắc.
    Trong cuốn “Thái Nguyên lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến
    chống Pháp (1941 -1954)” - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên xuất bản
    năm 1999, đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ và sinh động cuộc đấu
    tranh vũ trang toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên
    địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến
    chống Pháp (1945 - 1954), trong đó huyện Phú Bình đã được đề cập đến trên
    các lĩnh vực.
    Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn (1938 - 1995)” - Đảng bộ xã
    Kha Sơn xuất bản năm 1999, các tác giả đã dựng lại quá trình xây dựng,
    trưởng thành của Đảng bộ Kha Sơn qua từng thời kì cách mạng. Đó là quá
    trình đấu tranh anh dũng, vẻ vang của nhân dân Kha Sơn - vùng đất sớm được
    chọn làm An Toàn Khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kì.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    6
    Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập 1(1936 - 1965)” - Ban
    Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên, xuất bản năm 2003 đã kế thừa, phát huy
    những công trình nghiên cứu trước đó và đưa ra những đánh giá mới nhất về
    các vấn đề lịch sử Thái Nguyên.
    Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 - 2005) - Ban Chấp hành
    Đảng bộ huyện Phú Bình, xuất bản năm 2005 đã dựng lại quá trình xây dựng
    và trưởng thành của Đảng bộ, ghi lại những thành tựu mà Đảng bộ đã lãnh
    đạo cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện giành được trong suốt chặng
    đường phát triển của lịch sử dân tộc, tiêu biểu là những đóng góp to lớn trong
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
    Trong cuốn “Huyện Phú Bình: Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và
    xây dựng - bảo vệ tổ quốc (1945 - 2000)” - Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú
    Bình, xuất bản năm 2007, đã làm nổi bật truyền thống đấu tranh vũ trang kiên
    cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình trong cuộc vận
    động giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
    Cuốn “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”-
    Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, xuất bản năm 2009 đã tập hợp
    những bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Từ A.T.K Thái Nguyên đến
    chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, nhằm khẳng định vị thế, vai trò và ý nghĩa
    của An toàn khu Thái Nguyên trong 9 năm trường kì kháng chiến chống thực
    dân Pháp, nói rõ những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên
    trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
    Các công trình trên đây đã phản ánh ở những mức độ khác nhau những
    đóng góp của nhân dân Thái Nguyên nói chung và nhân dân huyện Phú Bình
    nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -
    1954). Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi trong quá
    trình thực hiện đề tài Luận văn: “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    7
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về huyện Phú Bình tỉnh Thái
    Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -
    1954).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu.
    - Về không gian: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
    - Về thời gian: Đề tài tập trung chủ yếu trong giới hạn từ năm 1945 đến
    năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, một số nội dung về huyện
    Phú Bình trước năm 1945 đã được đề cập trong Luận văn.
    3.3. Nhiệm vụ của đề tài
    Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối hoàn chỉnh cuộc
    kháng chiến chống Pháp của nhân dân huyện Phú Bình 1945 - 1954 với các
    nội dung sau:
    - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách
    mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình.
    - Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ
    nhân dân, tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến
    1950.
    - Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp
    phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương, tích cực xây
    dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến từ 1950 đến 1954.
    - Vị trí, vai trò của huyện Phú Bình trong căn cứ địa Việt Bắc.
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
    4.1. Nguồn tài liệu.
    Để hoàn thành đề tài này, Luận văn đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
    - Các tác phẩm của Mác - Ăngghen, Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
    chiến tranh nhân dân là cơ sở lí luận.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    8
    - Các văn kiện Đảng và Nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám và
    kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ Thái
    Nguyên và huyện Phú Bình trong kháng chiến chống Pháp là nguồn tư liệu gốc.
    - Các công trình nghiên cứu về Căn cứ địa Việt Bắc, Bắc Thái, Thái
    Nguyên, huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp là nguồn tài liệu
    tham khảo giúp tôi hoàn thành Luận văn.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dựng các
    phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra các
    phương pháp : Phân tích, so sánh, thống kê, phỏng vấn cũng được vận dụng.
    5. Đóng góp của luận văn.
    Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu có trước, Luận văn trình
    bày một cách hệ thống, toàn diện những hoạt động của nhân dân Phú Bình trong
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), khẳng định
    đóng góp to lớn của quân và dân Phú Bình vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
    Luận văn góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, lòng
    tự hào cho thế hệ trẻ Phú Bình về một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
    Luận văn góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng
    dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và góp phần làm phong phú nguồn
    tư liệu lịch sử dân tộc.
    6. Bố cục của luận văn.
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
    của Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu
    nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình.
    Chương 2: Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ
    dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị kháng chiến (1945 - 1950).
    Chương 3: Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê
    hương, xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 - 1954).



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn i
    Mục lục . ii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. . 3
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. 7
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 7
    5. Đóng góp của luận văn. 8
    6. Bố cục của luận văn. . 8
    Chương 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
    HỘI TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN
    DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH. . 9
    1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 9
    1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình. 16
    Chương 2. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ,
    XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN, TÍCH CỰC CHUẨN
    BỊ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) 30
    2.1. Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. 30
    2.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp
    xâm lược. 40
    Chương 3. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH TRỰC TIẾP CHIẾN
    ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG, XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, CHI
    VIỆN TIỀN TUYẾN ( 1950 - 1954) . 58
    3.1. Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo
    vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương. . 58
    3.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 - 1954). 65
    KẾT LUẬN . 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85
    PHỤ LỤC 91
     
Đang tải...