MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quản lý ruộng đất là một nội dung trọng tâm của quản lý Nhà nước thời phong kiến. Bởi lẽ có nắm chắc ruộng đất Nhà nước mới có cơ sở để thu tô Thuế - mà trong Xã hội tiền tư bản, tô thuế ruộng đất là nguồn thu nhập tài chính chủ yếu của Nhà nước. Hơn thế nữa, từ chỗ quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất, Nhà nước mới có thể chi phối được mọi mặt đời sống Xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông dân. Ngoài ra, trên cơ sở làm tốt công tác này, quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với vấn đề ruộng đất được xác lập một cách vững chắc [39,5]. Nước ta dưới chế độ phong kiến, Nông nghiệp luôn lôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác như thuỷ lợi, tập quán sản xuất được coi là những yếu tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của sản xuất Nông nghiệp. Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa phương bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn Lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội, về đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối Quan hệ Xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong các làng xã mà việc nghiên cứu về giai đoạn Lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. Có như vậy mới có thể rút ra được những bài học để có phương hướng đúng xử lí vấn đề, tạo sự Phát triển cho sản xuất. Bên cạnh đó, đối với những làng xã được hình thành và phát triển theo phương thức khẩn hoang thì việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất còn có ý nghĩa làm sáng tỏ nhiều vấn đề của Lịch sử khẩn hoang. Rõ ràng, việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu Lịch sử làng xã nói riêng, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nói chung, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề đang được đặt ra đối với khoa học lịch sử. Tình hình ruộng đất và sự Phát triển của kinh tế Nông nghiệp lại chịu sự tác động trở lại của hàng loạt nhân tố như điều kiện tự nhiên, chính sách ruộng đất và Nông nghiệp của Nhà nước, tình hình Chính trị - xã hội, tập quán sản xuất, tục lệ phân phối ruộng đất của từng làng xã cụ thể đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nghiên cứu. Chọn đề tài “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX ” làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu cơ cấu sử dụng và khai phá đất đai cũng như tập quán sản xuất của địa phương, các hình thái sở hữu ruộng đất, sự phân hoá Xã hội và mức độ sở hữu điền thổ của các giai tầng trong xã hội. Từ đó chúng ta có thể hình dung được phần nào bức tranh làng xã ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX và kết hợp với những tư liệu khác có thể nghiên cứu về dân số học lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả mong muốn góp thêm cơ sở khoa học cho Đảng bộ và chính quyền địa phương trong việc quản lý ruộng đất, Phát triển kinh tế Nông nghiệp trong giai đoạn cách mạng hiện tại. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 1.1.1.Vị trí địa lí 1.1.2 Điều kiện tự nhiên 1.2. Lịch sử Hành chính huyện Phú Bình 1.3. C¸c thµnh phÇn d©n téc 1.4. Khái quát tình hình kinh tế - Xã hội của huyện 1.4.1. Về kinh tế 1.4.2. Về văn hóa - Xã hội 1.5. TruyÒn thèng lÞch sö huyÖn Phó B×nh Chương 2: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) 2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất huyện Phú Bình trước thế kỉ XIX 2.2. Tình hình ruộng đất huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805 2.2.1 Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Phú Bình 2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư 2.2.2.1. Phân bố sở hữu đất tư 2.2.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư 2.2.2.3 Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh 2.2.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ 2.2.2.5. Sở hữu ruộng đất của chức sắc Chương 3: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ MINH MẠNG 21 (1840 3.1. Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình 3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư 3.2.1. Phân bố sở hữu đất tư 3.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư 3.2.3. Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh 3.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ 3.2.5. Sở hữu ruộng tư của chức sắc 3.3. So sánh tình hình ruộng đất ở Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ 3.3.1. Đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình 3.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư 3.3.2.1 Phân bố sở hữu ruộng tư 3.3.2.2. Sở hữu ruộng tư của chủ nữ phụ canh 3.3.2.3. Quy mô sở hữu của các nhóm họ 3.3.2.4. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC