Thạc Sĩ Huyện Ngân Sơn Tỉnh Băc Cạn thế kỷ XIX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu



    MỞ ĐẦU




    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh). Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ bao đời nay đã minh chứng cho tính thống nhất ấy. Trên mảnh đất hình chữ S giàu truyền thống - Việt Nam, 54 dân tộc anh em trên 63 tỉnh, thành phố đã chung sống, đoàn kết cùng nhau đấu tranh giữ vững chủ quyền dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, thật là thiếu sót khi tìm hiểu lịch sử dân tộc mà không thông qua lịch sử cụ thể của từng địa phương với những nét riêng, độc đáo, góp phần cụ thể hóa, sinh động hóa bức tranh lịch sử chung của toàn dân tộc.
    Khu vực miền núi và trung du giữ một vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Không chỉ là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc, miền núi và trung du còn là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong việc giữ gìn và bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc. Đặc biệt là vùng biên ải phía Bắc, nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang ) vừa là cửa ngõ vào Việt Nam, vừa có địa hình hiểm yếu về quân sự.
    Ngân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có vị trí và vai trò quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng không chỉ đối với địa phương mà còn đối với cả nước. Đất đai màu mỡ, thiên nhiên phong phú là những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế phát triển. Đó cũng là điểm thu hút nhiều tộc người sớm đến Ngân Sơn sinh cơ lập nghiệp, phát triển lâu dài tạo nên tính đa dạng về thành phần dân tộc cũng như đời sống văn hóa nơi đây.

    Bước sang thế kỷ XIX, tình hình đất nước có những chuyển biến mạnh mẽ: Nhà Nguyễn được thành lập (1802). Trong những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc nói chung cũng như lịch sử của huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) nói riêng có những thay đổi trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nơi đây đã được những nhà khoa học về: quản lý nhà nước, địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội tìm hiểu. Qua quá trình nghiên cứu bước đầu chúng tôi nhận thấy rằng, những vấn đề như: Địa chính, địa bạ, kinh tế, phong tục tập quán . chưa được nghiên cứu có hệ thống, toàn diện.
    Xuất phát từ những nhận định trên, với mong muốn tìm hiểu về quê hương góp phần cụ thể hóa bức tranh lịch sử dân tộc, đóng góp sức mình vào việc “đánh thức quá khứ dậy” để phục vụ cho công cuộc xây dựng địa phương hiện nay, chúng tôi quyết định chọn đê tai “Huyên Ngân Sơn Tỉnh Băc Kan thê ky XIX” làm luận văn.

    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Tư trươc đên nay , đã co nhiêu công trinh nghiên cưu vê lich sư dân tộc vơi cac chu đê khac nhau tư viêc tim hiêu tiến trình lịch sử từ nguồn gốc đến nay, tình hình phát triển kinh tế , phân bô dân cư cho đến nhưng biến đôi vê văn hoa dân tôc ơ cac địa phương . Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập trưc tiêp hoặc gián tiếp đến từng lĩnh vực hoặc k hía canh nao đo cua lich sư địa phương.
    Trong qua trinh thưc hiên đê tai , chúng tôi được thừa hưởng rất ít các kêt qua nghiên cưu cua ngươi đi trươc . Đặc biệt, công trinh nghiên cưu co đôi tương la môt huyên năm ơ vung miên nui phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn như Ngân Sơn vao thê ky XIX chưa được thưc hiên . Tuy nhiên, các nguồn tài liệu ở những lĩnh vực và khía cạnh nào đó cũng đã ít nhiều nhắc đến địa danh của huyện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.


    Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, trong đó có các dân tộc đang sinh sống tại địa phương. Trước hết phải kể đến cuốn “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa - Huế, xuất bản năm 1992, đề cập một vài nét đến vị trí địa lý, hình thế núi sông, phong tục tập quán của huyện Ngân Sơn.
    Tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 1977. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến văn hóa của người Tày, Nùng
    Cuốn “Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn” của các tác giả Hà Văn Viễn, Lương Văn Bảo, Lâm Xuân Đình, Triệu Kim Văn, Bàn Tuấn Năng, TS. Đàm Thị Uyên, Hoàng Thị Lan do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2004, phản ánh khá chi tiết về những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào, về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những nghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa của các dân tộc trong tỉnh. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn hóa ở Bắc Kạn nói chung và huyện Ngân Sơn nói riêng.
    Từ năm 1990, Huyện ủy Ngân Sơn đã biên soạn và xuất bản cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng Ngân Sơn 1939-1954”. Cuốn sách đề cập đến phong trào đấu tranh cách mạng của huyện từ khi có Đảng lãnh đạo. Mặc dù cuốn sách không đề cập đến các vấn đề lịch sử của huyện ở thế kỷ XIX, song cũng đã cung cấp một số nguồn tư liệu liên quan tới đề tài.
    Như vậy, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về huyện Ngân Sơn thế kỷ XIX. Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Huyên Ngân Sơn tinh Băc Kan thê ky XIX” với mong muốn góp phần thiết thực khôi phuc diên mao lich sư cua địa phương , phát huy những giá trị vốn có của lịch sử văn hoá các dân tộc ở Ngân Sơn nói riêng va cua công đông cac dân tộc Viêt Nam noi chung.


    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGÂN SƠN TỈNH BẮC KẠN 7

    1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7

    1.2. Lịch sử hành chính huyện Ngân Sơn . 11

    1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện. . 13

    Chương 2. KINH TẾ HUYỆN NGÂN SƠN THẾ KỶ XIX 21

    2.1. Chế độ sở hữu ruộng đất 21

    2.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Ngân Sơn đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) . 21
    2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Ngân Sơn giữa thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mênh 21 (1840) . 34
    2.1.3. So sanh tinh hinh sở hữu ruông đât Ngân Sơn nửa đầu thế kỷ XIX

    theo đia ba Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) . 41

    2.2. Nông nghiêp . 51

    2.3. Công thương nghiêp . 60

    2.3.1.Thủ công nghiệp . 60

    2.3.2. Thương nghiệp 63

    Chương 3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HUYỆN NGÂN SƠN THẾ KỶ XIX . 66
    3.1. Chính trị - xã hội 66

    3.2. Tình hình văn hoá . 68

    3.2.1 Văn hoá vật chất . 68

    3.2.2. Văn hóa tinh thần 75

    3.3. Truyên thông đâu tranh cua cac dân tôc huyên Ngân Sơn 98

    KẾT LUẬN 103

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

    PHỤ LỤC



    DANH MỤC CÁC BẢNG



    Bảng 1: Các dân tộc ở Ngân Sơn . 20

    Bảng 2: Thống kê địa bạ Gia Long 4 (1805) . 22

    Bảng 3: Bảng thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của 39 xã thôn có địa

    bạ Gia Long 4 (1805) 24

    Bảng 4: Tổng diện tích các loại ruộng đất của huyện Ngân Sơn theo địa

    bạ Gia Long 4 (1805) 24

    Bảng 5: Sự phân hoá ruộng tư ở Ngân Sơn (1805) 26

    Bảng 6: Bình quân sở hữu một chủ 26

    Bảng 7: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ 29

    Bảng 8: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân . 31

    Bảng 9: Diện tích tư thổ . 32

    Bảng 10: Tình hình sở sữu ruộng tư của các chức dịch (1805) . 33

    Bảng 11: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Ngân Sơn . 35

    Bảng 12: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của 14 xã thôn có địa bạ

    Minh Mệnh 21 (1840) . 35

    Bảng 13: Sự phân hoá ruộng tư của Ngân Sơn 36

    Bảng 14: Bình quân sở hữu một chủ theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 37

    Bảng 15: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân . 38

    Bảng 16: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ 38

    Bảng 17: Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức dịch 41

    Bảng 18: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của Ngân Sơn 42

    Bảng 19: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư 42

    Bảng 20: So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ của 13 xã có địa bạ 2

    thời điểm lịch sử Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh (1840) . 46

    Bảng 21: Tình hình sở hữu của các chức dịch 1805, 1840 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...