Tài liệu Huyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Huyền học trong ngữ cảnh Hồi giáo được quyện chặt theo truyền thống với khái niệm Ḥikmah, [khái niệm này] vừa là sự hiền minh vừa là Triết học (Nars 1996). Nguồn suối của huyền học và các yếu tố huyền học trong Hồi giáo phải được lần đến kinh Qur’an và chính học thuyết Hồi giáo.


    Một vài đoạn kinh Qur’an được các nhà huyền học và các nhà huyền học-triết gia của Hồi giáo như là những gợi ý có tính dụ ngôn và bí truyền cho những ai có thể nhìn ra được những điều ấy. “Thượng đế là cái Bên ngoài và cái Bên trong” (Qu’ran 57:3); Ngài là người được mang lại sự hiền minh, Ngài đích thực đã nhận được sự thiện thừa mứa” (Qu’ran 2:29) và những đoạn kinh thi [light verse] nổi tiếng.


    Thượng đế là Ánh sáng của bầu trời và mặt đất, cái giống như ánh sáng của Ngài thì giống như một hốc tường mà trong đó là một ngọn đèn, ngọn đèn là một tấm thủy tinh, và có thể nói là thủy tinh như một ngôi sao lấp lánh được khơi lên từ một cái cây được ban phước, một cây ô liu không ở phương Đông chẳng ở phương Tây mà dầu của nó hầu như có thể phát sáng, cho dù không có ngọn lửa nào chạm vào; ánh sáng chồng chất trên những ánh sáng; Thượng đế dẫn dắt người nào mà Ngài muốn [để đi] đến ánh sáng của Ngài. Và Thượng đế khơi gợi những sự giống nhau cho con người, Ngài có tri thức về mọi điều. (Qu’ran 24:35).


    Tất cả điều này có thể được xem như hàm chứa một thức nhận bí truyền. Qua hàng thế kỷ, các đoạn kinh này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà ngộ đạo, chẳng hạn một vài trong số họ như Shihāb al-Dīn Suhrawardī (TK 12 SCn) và Mullā Ṣadrā (TK 16 SCn), đã viết bình giải về các đoạn kinh này (ví dụ: tác phẩm On the Hermeneutics of the Light Verse of the Quran [Về Thông diễn học của đoạn kinh thi của kinh Qu’ran] của Mullā Ṣadrā.


    Vì thế, từ một viễn tượng huyền học, mọi sự phát triển và tương tác về sau giữa triết học Hồi giáo với những truyền thống tinh thần khác nên được nhìn nhận như là những sự biểu đạt duy lý về các yếu tố của huyền học bên trong một bầu không khí [milieu] Hồi giáo. Các yếu tố huyền học tồn tại trong Hồi giáo theo hai cách thức khác nhau và độc lập nhau. Trên phương diện thực hành, thuyết Sufi[1] đại diện cho các kích thước bí truyền của Hồi giáo trong hình thức thuần túy nhất của nó, trong khi về mặt lý thuyết, các đặc trưng nổi bật của huyền học Hồi giáo đã được hợp nhất dần dần vào trong truyền thống triết học Hồi giáo. Vì thế, huyền học Hồi giáo dựa trên hai cột trụ: thứ nhất là sự thực hành, thứ hai là triết học. Tức là, sự hiền minh bí truyền có thể đạt tới hoặc thông qua sự hiền minh thực hành, gồm sự thanh lọc bên trong và thuyết khổ hạnh, hoặc thông qua một loại hình triết học gồm sự suy luận suy lý, nhưng không bị giới hạn vào nó.


    1. Thuyết Plato mới và thuyết Sufi


    Theo sau các trường phái tư tưởng thần học sơ kỳ trong Hồi giáo, trong đó có cả các nhà quyết định luận (Quadarites), các nhà mạt thế luận (Murj‘aites và Wa‘idites) và các nhà thần học dựa trên đặt cơ sở trên đức tin (Ash‘arites), truyền thống triết học Hồi giáo và nhiều trường phái tư tưởng khác biệt của nó đã xuất hiện. Mặc dù Al-Kindī được xem là nhà triết học Hồi giáo đầu tiên, [nhưng] sự tác động đầy đủ của tư tưởng thời Hy lạp hóa lên triết học Hồi giáo được thấy rõ nhất trong lâu đài triết học của Abū Nasr Fārābī (TK 10 SCn). Al-Fārābī, người được xem như là cha đẻ của lô-gíc học trong truyền thống triết học Hồi giáo, cũng là người đầu tiên đi theo thuyết Plato mới, dù theo một nghĩa giới hạn. Chính hệ hình của ông đã lót đường cho huyền học bước vào triết học Hồi giáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...