Luận Văn Huỷ quyết định trọng tài: Chế định còn nhiều bất cập trong pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Huỷ quyết định trọng tài: Chế định còn nhiều bất cập trong pháp luật Việt Nam
    Giới thiệu chung

    Sự thành công của trọng tài quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng tài có được thi hành hay không. Rõ ràng không có gì làm thất vọng các bên kinh doanh bằng việc bỏ ra những tốn kém khổng lồ về công sức và tiền của để rồi chỉ có được một quyết định trọng tài không được thi hành. Điều mà các bên mong muốn trong giải quyết tranh chấp thương mại, đương nhiên là sự đền bù về tiền bạc, chứ không phải là một tờ giấy ghi phán quyết. Các bên kinh doanh sẽ không bao giờ lựa chọn trọng tài một khi họ không tin tưởng vào tính thi hành của quyết định trọng tài. Ngược lại, giao lưu thương mại sẽ trở nên trôi chảy nếu các thương gia biết rõ rằng tranh chấp của họ có thể được giải quyết một cách hiệu quả. Việc xác định được tính thi hành của quyết định trọng tài sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trong sự lựa chọn có nên giải quyết tranh chấp hay không, bằng trọng tài hay Toà án, chọn trọng tài ở đâu và trong một số trường hợp có thể dẫn cả tới quyết định quan trọng của họ là có nên kinh doanh nữa hay không.
    Một trong những yếu tố đảm bảo cho tính có thể thi hành của phán quyết trọng tài là các quy định về huỷ quyết định trọng tài phải rất hợp lý và chặt chẽ, tránh trường hợp quyết định trọng tài có thể bị bên thua kiện yêu cầu huỷ một cách tuỳ tiện.
    So với quy tắc tố tụng của các thiết chế trọng tài quốc tế, cũng như pháp luật về trọng tài của các nước, thì Pháp lệnh trọng tài thương mại của Việt Nam dành một số lượng điều khoản nhiều hơn cả để quy định về vấn đề huỷ quyết định trọng tài, từ các nguyên tắc huỷ quyết định trọng tài, cho đến thủ tục, trình tự huỷ quyết định trọng tài.
    Cần phải nhấn mạnh một điều rằng, trong Chương về huỷ quyết định trọng tài, Pháp lệnh không làm rõ quyết định trọng tài thuộc đối tượng được các bên yêu cầu huỷ là quyết định gì. Theo Điều 37 và một số điều khác của Pháp lệnh, thì có rất nhiều loại quyết định trọng tài [ii]. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề này, điểm 5 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 31 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số quyết định của Pháp lệnh trọng tài thương mại (Nghị quyết) đã xác định rõ quyết định trọng tài thuộc đối tượng bị các bên yêu cầu huỷ là quyết định trọng tài nêu tại Điều 44 [iii].
    Thời hiệu cho các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nêu tại Điều 50 của Pháp lệnh là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của trọng tài. Pháp lệnh cũng quy định thêm trường hợp các bên gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng, thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khoảng thời gian 30 ngày như vậy là hơi ngắn. Luật Mẫu của trọng tài UNCITRAL quy định thời hiệu cho việc yêu cầu huỷ quyết định trọng tài là 3 tháng [iv]. Pháp luật của một số nước cũng dành một khoảng thời gian tương tự để các bên có thể tìm được các chứng cứ làm cơ sở để huỷ quyết định trọng tài.
    Vấn đề quan trọng cần xem xét trong việc huỷ quyết định trọng tài là các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài. Đây cũng chính là một trong các quy định gây nhiều tranh cãi nhất, bởi nó chính là mấu chốt đảm bảo cho tính công bằng của trọng tài.
    Nhận xét chung nhất của tác giả là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài trong pháp luật Việt Nam là rất rộng so với Luật Mẫu trọng tài của UNCITRAL cũng như pháp luật các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...