Luận Văn Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . i
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1
    1.1. Khái quát chung về Công ước Viên năm 1980 và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế . 1
    1.1.1. Giới thiệu Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) . 1
    1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG 4

    1.2. Khái quát chung về chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 5
    1.2.1. Điều kiện áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . 5
    1.2.2. Hậu quả pháp lý của việc huỷ hợp đồng . 11

    1.3. Khái quát chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hoá . 12

    1.3.1. Tính phù hợp của hàng hoá . 12

    1.3.2. Trách nhiệm của người bán về việc hàng hoá không phù hợp với hợp

    đồng 16

    1.3.3. Quyền khôi phục tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng của người bán trước hạn giao hàng . 19
    1.3.4. Kiểm tra chất lượng hàng hoá và khiếu nại trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 19
    CHƯƠNG 2: HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 21
    2.1. Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 21

    2.1.1. Các trường hợp hàng hoá không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản. 21

    2.1.2. Trường hợp không thể khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm hoặc thời hạn mà người bán đã yêu cầu người mua gia hạn thêm. 31
    2.2. Một số giới hạn về quyền huỷ hợp đồng của người mua do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng 34
    2.2.1. Trường hợp người mua không khiếu nại hoặc không kịp thời khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa. . 34
    2.2.2. Trường hợp người mua mất quyền huỷ hợp đồng do không thông báo kịp thời. 40
    2.2.3. Khả năng người bán giảm giá hàng hoặc sửa chữa hàng hoá hoặc giao hàng thay thế 42
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC HỦY HỢP ĐỒNG DO HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 46
    3.1. Đánh giá các quy định và thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế . 46
    3.1.1. Đánh giá các quy định liên quan đến huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo CISG 46
    3.1.2. Đánh giá thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo

    CISG . 48

    3.2. Giải pháp nhằm hạn chế việc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng dẫn đến huỷ hợp đồng theo CISG 51
    3.2.1. Các bên thỏa thuận cụ thể về tính phù hợp của hàng hoá và khả năng áp dụng chế tài huỷ hợp đồng 51
    3.2.2. Sử dụng hợp lý các giới hạn về huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo CISG . 52
    3.2.3. Tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơ sở hợp

    đồng cũ đã bị huỷ . 54

    3.2.4. Kết hợp áp dụng các thói quen, tập quán thương mại, các quy phạm tư pháp quốc tế trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế 54
    3.2.5. Bổ sung các quy định mới về các vấn đề pháp lý mới phát sinh 56

    3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 56

    3.3.1. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam . 57

    3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện thêm các quy định pháp luật của Việt Nam về vấn đề hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng . 61
    KẾT LUẬN . 65

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67




    1. Tính cấp thiết của đề tài


    LỜI NÓI ĐẦU


    Sau 25 năm mở cửa thị trường và 5 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới hơn 150 nền kinh tế thành viên. Các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các thương nhân Việt Nam và các thương nhân nước ngoài càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về giá trị hợp đồng. Đặc biệt, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước tăng trưởng vượt bậc và trở thành một trong những ngành chủ chốt của các hoạt động ngoại thương nói chung.
    Với tình hình mua bán hàng hoá quốc tế diễn ra nhộn nhịp như vậy, tính chất và quy mô của các giao dịch này ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy, khi mà khoảng cách kinh tế, kỹ thuật và văn hoá vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn, rất nhiều các thương nhân Việt Nam gặp phải các trường hợp vi phạm dẫn đến huỷ hợp đồng gây thiệt hại lớn và quan trọng nhất là khiến cho mục đích khi giao kết hợp đồng lúc ban đầu không được thực hiện. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến huỷ hợp đồng chính là do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.
    Vậy thế nào là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng? Trường hợp nào hàng hoá không phù hợp với đồng có thể dẫn đến huỷ hợp đồng? Pháp luật hợp đồng của Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể rõ ràng về trường hợp này. Tuy nhiên, những nguồn luật khác như Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, chỉ thị 44/99/EC của Nghị viện châu Âu1, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều có những quy định liên quan, đặc biệt là Công ước Viên năm 1980 - nguồn luật điều chỉnh phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trên thế giới. Chính vì vậy, người viết đã chọn Công ước Viên năm 1980 nhằm làm rõ thêm vấn đề trên và chọn đề tài: “Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu

    Bằng việc chọn đề tài “Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, người viết sẽ làm rõ trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng trong khuôn khổ các giao dịch áp dụng Công ước Viên 1980 trên mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó người viết đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế trường hợp này và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    ã Đối tượng nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này là các quy định của Công ước Viên 1980 về huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và các tranh chấp cụ thể trong thực tiễn có liên quan đến vấn đề này.
    ã Phạm vi nghiên cứu:

    Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp của các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế trong khuôn khổ Công ước Viên 1980.
    Về mặt thời gian: Các tranh chấp diễn ra từ khi Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực cho đến nay.
    Về mặt nội dung: Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng gồm có hai dạng: Không phù hợp về mặt thực tế (sai lệch so với hợp đồng) và không phù hợp về mặt pháp lý (sai lệch so với các chứng từ ngoài hợp đồng). Trong khoá luận tốt nghiệp này xin phép chỉ phân tích các trường hợp hàng hoá không phù hợp về mặt thực tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá các thông tin số liệu thu thập được có liên quan đến trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1980.
    Ngoài ra phương pháp cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu luật học như phương pháp so sánh luật học, phương pháp bình luận án lệ.
    5. Kết cấu của đề tài:

    Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung khoá luận

    được chia làm 3 chương:

    - Chương 1: Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và Chế tài huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế.
    - Chương 2: Huỷ hợp đồng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp theo

    Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế.

    - Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế việc huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
     
Đang tải...