Luận Văn Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí (-PVFC-)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí (-PVFC-)

    LỜI MỞ ĐẦU
    Công ty Tài chính Dầu khí được thành lập vào ngày 19/06/2000 và ngày 25/10/2000 được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép
    hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty Dầu khí
    Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) và các đơn vị
    thành viên, giúp Tập đoàn tìm kiếm, khơi thông các nguồn vốn trong nước, thu hút vốn nước ngoài và quản lý một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư.
    Tuy nhiên, các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty Tài chính Dầu khí còn những hạn chế chưa thực sự đáp ứng hết được
    yêu cầu đặt ra, trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Vì vậy
    để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung cũng như
    hoạt động đầu tư phát triển Công ty Tài chính Dầu khí nói riêng, thì việc tăng cường huy động và sử dụng vốn tại Công ty tài chính Dầu khí là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Huy động vốn
    và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí -PVFC-”.

    Kết cấu chuyên đề như sau:
    Chương I: Thực trạng hoạt động thu hút vốn và sử dụng vốn tại
    Công ty Tài chính Dầu khí.
    Chương II: Giải pháp tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn
    tại Công ty Tài chính Dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế
    quốc tế.



    CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN
    VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

    1.1. Khái quát về Công ty tài chính - Khái niệm: Một tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng được thành lập để
    cung cấp các loại dịch vụ tài trợ, cung cấp các khoản cho vay, cho thuê,
    đầu tư tài chính, bao thanh toán và thực hiện các hình thức tín dụng ngắn,
    dài hạn khác.
    Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính đã định nghĩa:
    “Công ty tài chính là lạo hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay,
    đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không đựơc làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm”.
    - Phân biệt Công ty Tài chính với NHTM và các trung gian
    tài chính:

    Công ty Tài chính bị hạn chế các nghiệp vụ so với các NHTM, đó là:
    Các NHTM được nhận tiền gửi thường xuyên trong khi các Công ty Tài chính chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay và đầu tư, không được huy động vốn ngắn hạn, không được thực hiện chức năng trung gian thanh toán và
    sử dụng vốn để làm phương tiện thanh toán.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 283"] Ngân hàng thương mại
    [/TD]
    [TD="width: 319"] Công ty Tài chính
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 283"] - Ngân hàng thường mại hoạt động đa dạng.
    [/TD]
    [TD="width: 319"] - Hoạt động mạnh ở một số lĩnh vực Ngân hàng thương mại, tham gia trực tiếp trên thị trường chứng khoán, .
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 283"] - Được nhận tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán.
    [/TD]
    [TD="width: 319"] - Công ty Tài chính hoạt động như một Ngân hàng trong huy động vốn ngắn hạn và dịch vụ trung gian thanh toán.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Đặc điểm của Công ty tài chính:
    Về mặt tổ chức: Các Công ty Tài chính là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập.
    Về hoạt động: Khác với các NHTM được hoạt động cả 3 khâu:
    nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán, hoạt động của các Công ty Tài chính hẹp hơn, giới hạn ở một số khâu và mang tính chuyên biệt trong một số nghiệp vụ nhất định. Đặc biệt Công ty Tài chính không được nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc ngắn hạn, không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Các Công ty Tài chính huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ
    (kỳ phiếu, trái phiếu) và dùng số tiền đã để cho vay hoặc đầu tư.
    - Vai trò của Công ty tài chính:
    Xét về tổng thể, Công ty Tài chính đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả nền kinh tế xã hội. Với tính chất là một tổ chức tài chính chuyên môn hoá cao Công ty Tài chính có những lợi thế như sau:
    Giúp những khách hàng của mình tiết kiệm được các chi phí về thông tin và giao dịch khi cung ứng hoặc sử dụng các nguồn vốn.
    Giảm thiểu các rủi ro cho những người cung ứng vốn cho thị trường nhờ những nghiệp vụ về tài sản có của Công ty Tài chính.
    Công ty Tài chính là kênh dẫn vốn có tính chất chuyên môn hoá trong việc thu hút và đầu tư các khoản vốn trung và dài hạn; Công ty Tài chính thường cấp vốn cho các giao dịch dài hạn và có tính rủi ro cao hơn (đầu tư mạo hiểm)
    Hoạt động của các Công ty Tài chính cũng rất phù hợp với các hoạt động giao dịch vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất phù hợp với các nước đang phát triển.
    Công ty Tài chính có nguồn vốn khá chủ động, về thời hạn không bị ràng buộc bởi các nhu cầu khắt khe về tính thanh khoản. Vì vậy, Công ty Tài chính sẽ là những khách hàng lớn trên thị trường chứng khoán và góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán.
    - Sự cần thiết của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế:
    Công ty Tài chính trong TĐKT có một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động của các TĐKT, đã là:
    Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập đoàn; quản lý và đầu tư các khoản vốn chưa sử dụng trong tập đoàn;
    Quản lý tạm thời các khoản tiền nhàn rỗi, điều hoà vốn giữa các thành viên;
    Quản lý rủi ro tài chính cho tập đoàn bao gồm quản lý về thanh khoản, tín dụng, lãi suất, kỳ hạn thanh toán.
    - Bài học kinh nghiệp phát triển cho Việt Nam
    - Công ty IBM Credit trong Tập đoàn IBM
    Tập đoàn IBM, được thành lập năm 1911 tại New York (Mỹ) đến năm 1924 thì chính thức mang tên IBM (Iternational Business Machines Corporation). Tính đến cuối năm 2005, tổng doanh thu của Tập đoàn IBM là 90,4 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 90,4 tỷ USD; tổng doanh thu của IBM Credit là 2,1 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 16,8 tỷ USD. Nguồn vốn hoạt động của Công ty chủ yếu vay nợ với tổng nguồn vốn năm 2005 là 88,7%; năm 2004 là 86,3%) thông qua việc vay nợ từ Công ty mẹ IBM và các thành viên trong Tập đoàn (tỷ trọng so với nguồn vốn vay năm 2005 là 53,3%; năm 2004 là 35,5%); huy động vốn thông qua phát hành phiếu nợ ngắn hạn (đến 270 ngày), trái phiếu trung và dài hạn trên thị trường tài chính.
    (Nguồn:Http//www.ibm.com)



     
Đang tải...