Luận Văn Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng, khả năng
    nguồn vốn còn hạn hẹp, nhu cầu công ăn việc làm là rất cấp bách. Nỗ lực đẩy mạnh công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng
    về nông - lâm - ngư nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành các vùng tập
    trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các phương pháp tiên tiến vào nông
    nghiệp, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả thành thị và nông
    thôn, tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ góp phần
    tăng trưởng phát triển kinh tế nói chung và nông thôn nói riêng đang là vấn đề bức xúc.
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần
    có vốn. ở nước ta theo các đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, vốn đóng góp khoảng
    60-70% mức tăng trưởng, còn lại 30-40% là các yếu tố khác. Vì vậy vốn là yếu tố quan
    trọng trong chiến lược phát triển, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu
    vực nông nghiệp, nông thôn.
    Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên
    75% dân số và hơn 70% lao động xã hội tập trung ở địa bàn nông thôn. Để phục vụ mục
    tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng Ngân hàng đã được đổi mới
    đồng bộ và hữu hiệu. Một trong những chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín
    dụng ở khu vực nông thôn là: “Chủ trương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”.
    Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nói chung và quỹ tín dụng cơ sở nói riêng đã khai
    thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
    sống nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông
    thôn.
    Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy tình trạng khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn
    thiếu vốn sản xuất kinh doanh; nạn cho vay nặng lãi, đáp ứng nhu cầu vốn chưa kịp thời.




    Việc huy động vốn và cho vay tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân vừa trực tiếp góp
    phần khắc phục tình hình thực tế trên, vừa góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên điạ bàn tỉnh Thanh Hoá càng trở nên quan trọng, bức
    xúc.
    Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Huy động vốn và cho vay tín
    dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn tốt
    nghiệp cao học thực sự có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) với tư cách một loại hình tổ chức tín dụng hợp
    tác xã kiểu mới, đến nay, xét về mặt pháp lý đã được hơn 10 năm. QTDND đã được cơ
    quan hữu quan và nhiều người dân quan tâm dưới góc độ khác nhau.
    * Về mặt cơ sở pháp lý ra đời, tổ chức và hoạt động của QTDND:
    - Pháp lệnh số 38-HĐBT ngày 23/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
    phủ): Về tổ chức ngân hàng, HTX, công ty tài chính.
    - Nghị định số 178 ngày 29/12/1999 của Chính phủ: Về đảm bảo tiền vay của tổ
    chức tín dụng.
    - Quyết định số 67-CP ngày 30/3/1999 của Chính phủ: về chính sách cho vay phục
    vụ phát triển đất nông nghiệp, nông thôn.
    - Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ chính trị: Về củng cố, hoàn thiện và
    phát triển QTDND.
    - Quyết định số 135/2000-QĐ/TTg ngày 21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ:
    Về phê duyệt đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển QTDND.
    * Một số nghiên cứu của các tác giả:
    - Nguyễn Khải (2000), Một số đánh giá về hoạt động của QTDND cơ sở, Tạp chí
    Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 9.
    - Nguyễn Nghĩa (1998), Lý thuyết và thực tiễn vận hành hệ thống QTDND Việt
    Nam, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 8.
    - Nguyễn Ngọc Oánh (1999), Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình QTDND
    theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và luật Hợp tác xã, Tạp chí Ngân hàng, số
    10.




    - Lê Phi Phu (1998), Bàn về cấu trúc và chức năng, nhiệm vụ của liên minh
    QTDND Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 7.
    - Phạm Quang Vinh (2002), Mô hình hợp tác xã tín dụng kiểu mới và tính liên kết
    hệ thống, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 290.
    - Lê Xuân Đào (2007), Hoàn thiện quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
    Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Những quy định pháp lý và nghiên cứu trên đây đề cập một số nội dung về mô
    hình tổ chức và vận hành QTDND, chưa đề cập nhiều về huy động vốn và cho vay tín
    dụng QTDND cơ sở. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa có công trình nghiên cứu nào về
    đề tài được tác giả lựa chọn trên đây.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    * Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài làm rõ huy động vốn và cho vay tín dụng
    tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    * Đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Làm rõ nội dung cơ bản về huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở,
    ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu khu vực nông nghiệp, nông thôn.
    - Phân tích thực trạng huy động vốn và cho vay tín dụng của QTDND cơ sở đối
    với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    - Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn và cho vay tín dụng tại các
    QTDND cơ sở một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hoá.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    + Về nội dung: Tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và những giải pháp về huy
    động vốn và cho vay tín dụng tại các QTDND cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa
    bàn tỉnh, chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
    + Về không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hoá
    + Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực tế huy động vốn và cho vay tín dụng tại
    QTDND cơ sở trên địa bàn từ năm 1995 trở lại đây.




    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về hoạt
    động của 40 QTDND cơ sở trên địa bàn; sự chỉ đạo quản lý của Ngân hàng Nhà nước và
    các cơ quan hữu quan.
    - Thực hiện theo phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so
    sánh, phân tích và các phương pháp khác theo phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử.
    6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
    * Về lý luận: Đề tài khái quát, hệ thống hoá nhứng căn cứ lý luận, thực tiễn về huy
    động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    * Về Thực tiễn: Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn và
    cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hoá.
    * Là một tài liệu tham khảo bổ ích đối với cơ quan hữu quan và những người quan
    tâm đối với hoạt động của QTDND cơ sở.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành
    3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...