Luận Văn Huy động vốn tại công ty TC Dầu Khí

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Huy động vốn tại cty TC Dầu Khí



    ​Trong vài thập kỷ qua, dầu khí là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói chưa có một khoáng sản nào mà phạm vi sử dụng đa dạng và phổ biến như dầu khí. Với sự tiến bộ của khoa học-công nghệ như vũ bão, chưa có thể tính hết được sự đóng góp của dầu khí với đời sống con người.​ Nhu cầu về dầu khí trên thế giới ngày càng tăng, do sự khan hiếm và phân bố không đồng đều (Trung Cận Đông khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất trên thế giới lại bất ổn về tình hình chính trị) mà vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia.
    Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã thực hiện theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phát huy nội lực tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu có sẵn trong nước cũng như để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương đa dạng trong hợp tác quốc tế làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế khác.
    Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức điều hành và triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong nước và nước ngoài, tham gia như một bên nhà thầu cùng các đối tác triển khai các hợp đồng phân chia sản phẩm, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các hợp đồng liên doanh và liên doanh điều hành chung, tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ chuyên ngành liên quan, sản xuất kinh doanh các nguồn tài nguyên khác và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tập đoàn phân công.
    Sau một thời gian thực tập nghiệp vụ kinh tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí nhằm:
    - Làm quen với công tác sản xuất kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất các loại công tác chủ yếu trong doanh nghiệp dầu khí.
    - Nắm được tình hình tổ chức quản lý – tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương, việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của doanh nghịêp.
    - Thu thập số liệu cần thiết số liệu cần thiết em đã viết báo cáo kết quả thưc tập tổng hợp về công ty. Báo cáo gồm 3 chương:
    - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty
    - Chương 2: Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
    - Chương 3 : Phương hướng phát triển công ty trong năm 2009
    Trong quá trình thực tập chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Hường và CBCNV Tổng Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em tìm hiểu nhưng thông tin cần thiết trong đợt thực tập tốt nghiệp này.

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY

    I.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam
    1.1.Quá trình hình thành của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam
    Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ nhằm thu hút các Công ty Dầu khí quốc tế đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam, ngay từ năm 1987, Tổng cục Dầu khí (sau là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã ra quyết định thành lập Công ty PV-II. Ngày 17/11/1988 Tổng cục Dầu khí đã ra Quyết định số 1195/TC-DK thành lập Công ty Petrovietnam I (PV-I), là tiền thân của Công ty Thăm dò-Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí (PIDC) với nhiệm vụ giám sát các hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển khai tại thềm lục địa phía Bắc (PV I) và phía Nam Việt Nam (PV II). Trong giai đoạn 1990-1992, số lượng các hợp đồng chia sản phẩm (PSC) được ký kết tăng cao (thời điểm cao nhất tới gần 40 hợp đồng), quy mô và phạm vi hợp đồng có nhiều thay đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên Công ty PV-I thành Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) và công ty PV-II thành Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).
    Với mục tiêu đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nước ngoài, ngày 14/12/2000 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có Quyết định số 2171/QĐ - HĐQT thành lập Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty PVSC. Sự ra đời của Công ty Đầu tư – Phát triển Dầu khí (PIDC) đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí ngày nay với việc PIDC tăng cường đầu tư ở trong nước và bắt đầu triển khai đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài với các dự án đầu tiên được kí kết ở Iraq, Algeria, Malaisia, Indonesia.
    Ngày 04/05/2007, Tập doàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ra Quyết định số 1311/QĐ - DKVN thành lập Công ty mẹ-Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trên cơ sở tổ chức lại hai công ty PVEP và PIDC. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, trong đó Công ty mẹ-Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc thành lập Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và ở nươc ngoài.
    1.2. Quá trình phát triển của Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
    Sự ra đời của Công ty Đầu tư – Phát triển Dầu khí (PIDC) vào năm 2000 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí ngày nay với việc PIDC tăng cường đầu tư ở trong nước và bắt đầu triển khai đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài với các dự án đầu tiên được kí kết ở Iraq, Algeria, Malaisia, Indonesia. Trong cùng thời gian này, Công ty thăm dò và khai thác dầu khí đã tăng cường sự tham gia góp vốn vào các dự án, bắt đầu triển khai điều hành các dự án quan trọng trong khi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động dầu khí của các nhà thầu trong các hợp đồng dầu khí.
    Việc thành lập Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí là một bước phát triển quan trọng của ngành dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và nước ngoài.
    Hiện nay PVEP đang giám sát, quản lý, tham gia góp vốn 42 đề án thuộc phạm vi các hợp đồng PSC, JOC, BC, đề án khai thac dầu khí tự lực cũng như các nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò khác theo phân công của Tập đoàn.
    PVEP đang tham gia và là nhà điều hành trong 10 đề án khai thác với 8 đề án cùng với các nhà thầu dầu khí nước ngoài hay công ty liên doanh điều hành chung với phần tham gia góp vốn của PVEP từ 12,5-50%. Hai đề án còn lại Đại Hùng và Tiền Hải với phần vốn góp của PVEP là 100%.
    Tổng Công ty PVEP cũng đang hết sức tích cực trong việc tìm kiếm các cơ hội thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài. Hiện nay có 11 đề án đang hoạt động ở nước ngoài cũng như hàng loạt các dự án khác đang trong quá trình triển khai tích cực.
    II.Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị.
    2.1.Sơ đồ bộ máy Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí( xem sơ đồ hình 1 trang 4)
    -Về cơ cấu tổ chức theo không gian Tổng công ty bao gồm các cơ quan sau:
    + Trụ sở chính được đặt tại tòa nhà của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại số 18 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
    + Hai chi nhánh đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và Venezuela.
    + Hai công ty.
    + 10 liên doanh điều hành chung như: Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC, .
    - Về cơ cấu bộ máy quản trị. Tổng Công ty là một doanh nghiệp lớn nên bộ máy quản trị bao gổm 3 cấp quản trị trong đó: cấp quản trị cao nhất là Hội đồng thành viên và Ban giám đốc. Các nhà quản trị cấp trung là lãnh đạo của các chi nhánh và các công ty con . Sau cùng là các bộ phận chức năng của các công ty con.
    - Nguyên tắc hoạt động của bộ máy điều hành quản lý:
    + Tổng Công ty Thăm dò Khai thácĐầu khí Việt Nam chịu sự quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thực hiện theo chế độ thủ trưởng, thực hiện theo chế độ dân chủ.
    + Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm giữ gìn tài sản, thường xuyên nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, điều kiện kinh doanh, điều kiện làm việc của công nhân.
    2.2.Chức năng và mối quan hệ của các phòng ban.
    Bộ máy quản lý và điều hành của PVEP được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
    Cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty bao gồm:
    * Hội đồng thành viên
    * Ban giám đốc
    * 18 phòng ban chức năng
    * Hai chi nhánh đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và Venezuela.
    * 10 công ty.
    * 10 liên doanh điều hành chung như: Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC, .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...