Tiến Sĩ Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Mục lục ii
    Danh mục các chữ viết tắt iii
    Danh mục các bảng, phụ lục . iiii
    Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ .
    Lời cảm ơn
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
    2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
    2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
    2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế 8
    2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong phạm vi vùng DTTS và MN 10
    3. Mục tiêu nghiên cứu 16
    4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 16
    5. Câu hỏi nghiên cứu 19
    6. Phương pháp nghiên cứu 20
    7. Những đóng góp của luận án 21
    8. Nguồn tư liệu của luận án 22
    9. Kết cấu của luận án 22
    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
    23
    1.1. Lý luận về vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 23
    1.1.1. Đầu tư 23
    1.1.2. Đầu tư phát triển 23
    1.1.3. Một số lý thuyết đầu tư 31
    1.2. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội vùng 35
    1.2.1. Khái niệm vùng, vùng KT-XH, vùng dân tộc thiểu và miền núi 35
    1.2.2. Phát triển kinh tế xã hội vùng 37
    1.2.3. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng 38
    1.3. Lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng 42
    1.3.1. Một số khái niệm về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng 42
    1.3.2. Phân loại hình thức huy động vốn đầu tư 43
    1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh huy động vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng 47
    1.3.4. Mối quan hệ giữa nguồn huy động vốn với đối tượng sử dụng vốn đầu tư 49
    1.3.5. Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng 52
    1.4. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của một số nước 60
    1.4.1. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Hàn Quốc 60
    1.4.2. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Trung Quốc 61
    1.4.3. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của một số nước ASEAN 62
    1.4.4. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam 62
    1.5. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng và chính sách phát triển vùng của một số quốc gia 63
    1.5.1. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng của một số quốc gia 63
    1.5.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển vùng của một số quốc gia 64
    1.5.3. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng và chính sách phát triển vùng của các nước có thể vận dụng vào Việt Nam 68
    Tiểu kết chương 1 . 69

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TD VÀ MN PHÍA BẮC, TÂY NNGUYÊN 70
    2.1. Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên
    70
    2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc
    70
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên 76
    2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010 84
    2.2.1. Các chính sách có liên quan đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên 84
    2.2.2. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH 86
    2.2.2.1. Vốn đầu tư xã hội cho đầu tư phát triển KT-XH của cả nước và theo vùng 86
    2.2.2.2. Huy động theo nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên 87
    2.2.2.3. Huy động vốn đầu tư cho các ngành kinh tế 99
    2.2.3. Các tác động của vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên 101
    2.3. Đánh giá chung 105
    2.3.1. Kết quả đạt được 105
    2.3.2. Một số hạn chế . 107
    2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 110
    2.4. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên 112
    2.4.1. Bài học kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH Vùng 112
    2.4.2. Những vấn đề đặt ra về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên
    114
    Tiểu kết chương 2 . 116

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG TD và MN PHÍA BẮC, TÂY NGUYÊN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
    118
    3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020
    118
    3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng TD và MN đến năm 2020 118
    3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020 120
    3.2. Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020 122
    3.2.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020 122
    3.2.2. Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020 129
    3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến 2020
    135
    3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020 135
    3.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn 142
    3.3.3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực 146
    3.3.4. Nhóm giải pháp đổi mới quản lý điều hành KT-XH của các cấp chính quyền vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên 148
    Tiểu kết chương 3 155
    Kết luận 156
    Kiến nghị 160
    Danh mục công trình của tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu 161
    Phần danh mục tài liệu tham khảo . 162
    Phụ lục của luận án .

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 53 DTTS chiếm khoảng 14,3% dân số cả nước, đồng bào cư trú chủ yếu ở 52 tỉnh, thành phố. Địa bàn dân tộc, miền núi nước ta chiếm ¾ diện tích, là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và môi trường sinh thái của cả nước.
    Trong thời kỳ kháng chiến, địa bàn vùng DTTS và MN là chỗ dựa vững chắc, hậu phương lớn để xây dựng lực lượng cách mạng làm nên các chiến thắng vẻ vang của dân tộc, đồng bào DTTS có truyền thống yêu nước, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
    Trong thời kỳ hiện nay, địa bàn vùng DTTS và MN chủ yếu nằm trải dọc biên giới nối liền nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, là vùng “phên dậu của tổ quốc”, là hàng rào vững chắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta, vì thế nó có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, KT-XH, ANQP. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư vào vùng DTTS và MN. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các DTTS và MN nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đăc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi và dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; hạ tầng KT-XH được tăng cường đầu tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển; ANQP, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thành tựu trên đây đã thể hiện đường lối nhất quán và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và sự chung tay góp sức của nhân dân cả nước đối với sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS và MN.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vùng DTTS và MN KT-XH vẫn còn chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch còn lớn so với các vùng khác trong cả nước, đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhất là vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên cao gấp 1,5 đến 2 lần tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước, mức hưởng thụ các tiến bộ xã hội và mức sống của đồng bào DTTS ngày càng doãng xa so với mặt bằng chung của cả nước; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực rất thấp, phần lớn người trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở năng lực, trình độ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc còn hạn chế; kết cấu hạ tầng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển; các thế lực thù địch luôn lợi dụng, kích động, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, tiềm ẩn nhiều bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
    Một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế nêu trên đó là: thiếu vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên, vấn đề này đang trở thành lực cản rất lớn cho phát triển KT-XH của Vùng. Với mong muốn góp một phần công sức vào việc tìm ra một số giải pháp huy động mọi nguồn vốn của nền kinh tế, trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH và tạo thêm thực lực cho kinh tế Nhà nước, giúp Chính phủ, ngành, địa phương thực hiện việc quản lý, phân bổ, điều tiết vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực, vùng theo định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển KT-XH đất nước nói chung, vùng DTTS và MN nói riêng. Vấn đề nêu trên, không phải là trăn trở của riêng tôi, mà là mối quan tâm chung của các nhà khoa học, quản lý, các cấp, các ngành từ TW đến địa phương, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN nói chung, vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên nói riêng, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của Vùng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong nghiên cứu “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020”, bởi vì, đây là hai vùng đặc trưng nhất vùng DTTS và MN của Việt Nam để làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế là phù hợp và rất cần thiết.
     
Đang tải...