Tiến Sĩ Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án: 5
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: . 5
    4. Phương pháp nghiên cứu: 6
    5. Câu hỏi nghiên cứu . 7
    6. Những đóng góp của luận án: . 7
    7. Kết cấu của luận án. 9
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 10
    1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 10
    1.1.1. Về mặt lý luận . 11
    1.1.2. Về thực tiễn . 13
    1.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước 17
    1.3. Kết quả có thể rút ra từ các nghiên cứu trên 23
    1.4. Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu . 25
    1.5. Các kết quả nghiên cứu của tác giả . 27

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM . 29
    2.1. Vốn đầu tư 29
    2.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của vốn, vốn đầu tư . 29
    2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội . 34
    2.1.3. Các kênh huy động vốn đầu tư 39
    2.2. Các hình thức và điều kiện huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam 47
    2.2 1. Các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân sách . 47
    2.2.2. Điều kiện huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện các dự án đường
    cao tốc ở Việt Nam. 64
    2.3. Kinh nghiệm của các nước trong huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện các dự án đường cao tốc và bài học cho Việt Nam 81
    2.3.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển . 81
    2.3.2. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 83
    2.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 85
    2.3.4. Bài học cho Việt Nam 86
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 92

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PPP ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM . 94
    3.1. Khái quát quá trình phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam 94
    3.1.1. Quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ 94
    3.1.2. Tình hình phát triển đường cao tốc ở một số quốc gia và ở Việt Nam . 95
    3.1.3. Đường cao tốc và tầm quan trọng của mạng lưới đường cao tốc với phát triển kinh tế - xã hội. . 100
    3.1.4. Những điểm cần chú ý khi xây dựng đường cao tốc 105
    3.2. Thực trạng áp dụng các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước thông qua khảo sát thực tế một số dự án đường cao tốc đã và đang thực hiện. 107
    3.2.1. Dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc 107
    3.2.2. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình . 112
    3.2.3. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 120
    3.2.4. Đánh giá tình hình huy động vốn thực hiện ba dự án: 127
    3.3. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư theo hình thức PPP trong phát triển đường cao tốc ở Việt Nam. . 129
    3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại 129
    3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 133
    3.4. Quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý áp dụng hình thức PPP huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. 134
    3.4.1. Những kết quả đạt được 135
    3.4.2. Những vấn đề còn tồn tại khi áp dụng hình thức PPP huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đường cao tốc ở Việt Nam thời gian qua 142
    3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 148
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 155

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PPP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM 156
    4.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và khả năng đáp ứng vốn đầu tư ngoài ngân sách
    nhà nước cho xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030 . 156
    4.1.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam đến năm
    2020 . 156
    4.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư ngoài ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên cho đường cao tốc ở Việt Nam đến năm 2030 và những năm tiếp theo . 158
    4.1.3. Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung ứng vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam 161
    4.1.4. Áp dụng Phân tích SWOT trong huy động vốn ngoài NSNN đầu tư xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam: 164
    4.2. Quan điểm định hướng về huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam 164
    4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn ngoài ngân sách cho xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam thông qua hình thức PPP. 165
    4.3.1. Giải pháp phối hợp các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam 166
    4.3.2. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện để vận dụng các hình thức huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam
    . 171
    4.3.3. Giải pháp tăng cường cơ chế huy động và chính sách để huy động đầu tư phát triển đường cao tốc ở Việt Nam 177
    4.4. Các kiến nghị đối với các cấp 183
    4.4.1. Kiến nghị về chính sách với Chính phủ 183
    4.4.2. Kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải . 192
    4.4.3. Kiến nghị với các địa phương . 196
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 198
    KẾT LUẬN . 199
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHÔA HỌC CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:


    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, để thực hiện công nghiệp hoá (CNH) và hiện đại hoá (HĐH) đất nước, mỗi quốc gia cần phải đạt được các tiêu chuẩn, các điều kiện cần thiết. Lĩnh vực được xem là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của một quốc gia, đó là cơ sở hạ tầng. Nhiều chuyên gia đã xếp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông là điều kiện tiên quyết, là trụ cột của sự phát triển.
    Cơ sở hạ tầng với vai trò làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, là điều kiện vật chất để một quốc gia tăng trưởng nhanh và bền vững. Có thể nói, một hệ thống giao thông đường bộ thông suốt, và kết nối giúp tăng cường sức mạnh hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Hơn nữa, hệ thống đường cao tốc ngoài vai trò là tiêu chí đánh giá đất nước hiện đại, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế, làm tăng sức hấp dẫn không chỉ đối với lĩnh vực sản xuất, mà cả với việc phát triển ngành du lịch, thương mại.
    Ngày nay, để tham gia hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, tranh thủ các cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, phần lớn các quốc gia đang phát triển mong muốn nắm bắt thời cơ để tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và để tránh tụt hậu. Cho nên, các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, đều tiến hành CNH và HĐH đất nước, mà một trong những nội dung cơ bản là kiến tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại.
    Để có được nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, Việt Nam không chỉ cần nhanh chóng nâng cấp, củng cố và phát triển hệ thống giao thông vận tải, mà còn cần phải chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống đường cao tốc, loại đường bộ được xem là tiêu chí của một đất nước hiện đại. Cơ sở hạ tầng nói chung và đường cao tốc nói riêng không chỉ là một loại hàng hóa công mà nó còn là loại tài sản công.Ở Việt Nam và ở các nước, hầu như loại hàng hóa, loại tài sản công này thường do Chính phủ (hoặc Chính phủ ủy quyền cho tổ chức, cá nhân) cung cấp.
    Chính phủ các nước đều mong muốn nâng cao chất lượng và số lượng các công trình đường bộ, tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, mà không ảnh hưởng đến nợ công. Dưới giác độ hàng hóa công, phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có đường bộ và đường cao tốc còn thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới đời sống kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, hệ thống đường bộ, nhất là đường cao tốc có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài khi họ tham gia hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
    Song, để có được cơ sở hạ tầng hiện đại, mà đường cao tốc là một đại diện, việc kiến tạo đòi hỏi một lượng vốn khá lớn, ở Việt Nam, Việc xây dựng và phát triển đường bộ nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung, trước đây vẫn thường được cung ứng vốn từ nguồn NSNN. Việc xây dựng và phát triển hàng hóa công này không chỉ thể hiện việc Chính phủ thực hiện chức năng và nhiệm vụ đối với xã hội, mà nó còn cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ tới việc hội đủ điều kiện cho đất nước phát triển. Hàng năm, Chính phủ luôn dành một khối lượng vốn đầu tư không nhỏ từ NSNN vào lĩnh vực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Do đó vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Nhiều dự án, nhiều công trình chỉ vì không có đủ vốn mà vẫn còn dở dang, gây thất thoát lãng phí tài sản công. Cũng giống như hầu hết các nước đang phát triển, Việt Nam luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn, và nếu chỉ trông chờ vốn đầu tư phát triển hệ thống giao thông nói chung, đường bộ và đường cao tốc nói riêng từ NSNN thì khó có thể thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược, đồng thời hoàn thành công cuộc CNH, HĐH, cần thiết phải có sự tham gia đóng góp nguồn lực của toàn xã hội, của các tổ chức trong và ngoài nước tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, theo mục tiêu chiến lược đặt ra. Theo các chuyên gia đầu ngành, để phát triển kinh tế, thực hiện CNH và HĐH, Việt Nam cần có một hệ thống đường bộ hiện đại, trong đó bao gồm khoảng gần 6000 km đường cao tốc tạo thành động mạch chủ của mạng lưới giao thông. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải có một lượng vốn khổng lồ (gần 50 tỷ USD), đó là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...