Tiến Sĩ Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án: 5
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: . 5
    4. Phương pháp nghiên cứu: 6
    5. Câu hỏi nghiên cứu . 7
    6. Những đóng góp của luận án: . 7
    7. Kết cấu của luận án. 9

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 10
    1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 10
    1.1.1. Về mặt lý luận . 11
    1.1.2. Về thực tiễn . 13
    1.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước 17
    1.3. Kết quả có thể rút ra từ các nghiên cứu trên 23
    1.4. Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu . 25
    1.5. Các kết quả nghiên cứu của tác giả . 27

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM . 29
    2.1. Vốn đầu tư 29
    2.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của vốn, vốn đầu tư . 29
    2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh
    tế - xã hội . 34
    2.1.3. Các kênh huy động vốn đầu tư 39
    2.2. Các hình thức và điều kiện huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện các
    dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam 47
    2.2 1. Các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân sách . 47
    2.2.2. Điều kiện huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện các dự án đường
    cao tốc ở Việt Nam. 64
    ii
    2.3. Kinh nghiệm của các nước trong huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện
    các dự án đường cao tốc và bài học cho Việt Nam 81
    2.3.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển . 81
    2.3.2. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 83
    2.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 85
    2.3.4. Bài học cho Việt Nam 86
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 92

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PPP ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM . 94
    3.1. Khái quát quá trình phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam 94
    3.1.1. Quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ 94
    3.1.2. Tình hình phát triển đường cao tốc ở một số quốc gia và ở Việt Nam . 95
    3.1.3. Đường cao tốc và tầm quan trọng của mạng lưới đường cao tốc với phát
    triển kinh tế - xã hội. . 100
    3.1.4. Những điểm cần chú ý khi xây dựng đường cao tốc 105
    3.2. Thực trạng áp dụng các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân
    sách nhà nước thông qua khảo sát thực tế một số dự án đường cao tốc đã và đang
    thực hiện. 107
    3.2.1. Dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc 107
    3.2.2. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình . 112
    3.2.3. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 120
    3.2.4. Đánh giá tình hình huy động vốn thực hiện ba dự án: 127
    3.3. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư
    theo hình thức PPP trong phát triển đường cao tốc ở Việt Nam. . 129
    3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại 129
    3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 133
    3.4. Quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý áp dụng hình thức PPP huy
    động vốn ngoài ngân sách nhà nước xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. 134
    3.4.1. Những kết quả đạt được 135
    3.4.2. Những vấn đề còn tồn tại khi áp dụng hình thức PPP huy động vốn
    ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đường cao tốc ở Việt Nam
    thời gian qua. . 142
    3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 148
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 155

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PPP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM 156
    4.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và khả năng đáp ứng vốn đầu tư ngoài ngân sách
    nhà nước cho xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau
    năm 2030 . 156
    4.1.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam đến năm
    2020 . 156
    4.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư ngoài ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ
    tầng, trong đó ưu tiên cho đường cao tốc ở Việt Nam đến năm 2030 và những
    năm tiếp theo . 158
    4.1.3. Tổng hợp nhu cầu và khả năng cung ứng vốn đầu tư xây dựng đường cao
    tốc ở Việt Nam 161
    4.1.4. Áp dụng Phân tích SWOT trong huy động vốn ngoài NSNN đầu tư xây
    dựng đường cao tốc ở Việt Nam: 164
    4.2. Quan điểm định hướng về huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách để thực hiện
    các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. . 164
    4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn ngoài ngân sách cho xây dựng
    đường cao tốc ở Việt Nam thông qua hình thức PPP. 165
    4.3.1. Giải pháp phối hợp các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân
    sách xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam 166
    4.3.2. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện để vận dụng các
    hình thức huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam
    . 171
    4.3.3. Giải pháp tăng cường cơ chế huy động và chính sách để huy động đầu tư
    phát triển đường cao tốc ở Việt Nam 177
    4.4. Các kiến nghị đối với các cấp 183
    4.4.1. Kiến nghị về chính sách với Chính phủ 183
    4.4.2. Kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải . 192
    4.4.3. Kiến nghị với các địa phương . 196
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 198
    KẾT LUẬN . 199

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    :
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, để thực hiện công nghiệp hoá
    (CNH) và hiện đại hoá (HĐH) đất nước, mỗi quốc gia cần phải đạt được các tiêu
    chuẩn, các điều kiện cần thiết. Lĩnh vực được xem là điều kiện tiền đề cho sự phát
    triển của một quốc gia, đó là cơ sở hạ tầng. Nhiều chuyên gia đã xếp cơ sở hạ tầng,
    đặc biệt là hệ thống giao thông là điều kiện tiên quyết, là trụ cột của sự phát triển.
    Cơ sở hạ tầng với vai trò làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, là điều
    kiện vật chất để một quốc gia tăng trưởng nhanh và bền vững. Có thể nói, một hệ
    thống giao thông đường bộ thông suốt, và kết nối giúp tăng cường sức mạnh hợp tác
    kinh tế khu vực và thế giới. Hơn nữa, hệ thống đường cao tốc ngoài vai trò là tiêu
    chí đánh giá đất nước hiện đại, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện môi
    trường đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế, làm tăng sức
    hấp dẫn không chỉ đối với lĩnh vực sản xuất, mà cả với việc phát triển ngành du
    lịch, thương mại.
    Ngày nay, để tham gia hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, tranh thủ các
    cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, phần lớn các quốc gia đang phát triển mong muốn
    nắm bắt thời cơ để tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và để tránh tụt hậu. Cho
    nên, các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, đều tiến hành CNH và HĐH
    đất nước, mà một trong những nội dung cơ bản là kiến tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật
    hiện đại.
    Để có được nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, Việt Nam không chỉ
    cần nhanh chóng nâng cấp, củng cố và phát triển hệ thống giao thông vận tải, mà
    còn cần phải chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống đường cao tốc, loại đường
    bộ được xem là tiêu chí của một đất nước hiện đại. Cơ sở hạ tầng nói chung và
    đường cao tốc nói riêng không chỉ là một loại hàng hóa công mà nó còn là loại tài
    sản công.Ở Việt Nam và ở các nước, hầu như loại hàng hóa, loại tài sản công này
    thường do Chính phủ (hoặc Chính phủ ủy quyền cho tổ chức, cá nhân) cung cấp.
    Chính phủ các nước đều mong muốn nâng cao chất lượng và số lượng các công
    2
    trình đường bộ, tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, mà không ảnh hưởng đến
    nợ công. Dưới giác độ hàng hóa công, phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có đường bộ
    và đường cao tốc còn thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới đời sống kinh tế - xã
    hội. Thêm vào đó, hệ thống đường bộ, nhất là đường cao tốc có ý nghĩa quan trọng
    trong việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài khi họ tham
    gia hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
    Song, để có được cơ sở hạ tầng hiện đại, mà đường cao tốc là một đại diện,
    việc kiến tạo đòi hỏi một lượng vốn khá lớn, ở Việt Nam, Việc xây dựng và phát
    triển đường bộ nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung, trước đây vẫn thường được
    cung ứng vốn từ nguồn NSNN. Việc xây dựng và phát triển hàng hóa công này
    không chỉ thể hiện việc Chính phủ thực hiện chức năng và nhiệm vụ đối với xã hội,
    mà nó còn cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ tới việc hội đủ điều kiện cho đất
    nước phát triển. Hàng năm, Chính phủ luôn dành một khối lượng vốn đầu tư không
    nhỏ từ NSNN vào lĩnh vực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Do đó
    vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của
    toàn xã hội. Nhiều dự án, nhiều công trình chỉ vì không có đủ vốn mà vẫn còn dở
    dang, gây thất thoát lãng phí tài sản công. Cũng giống như hầu hết các nước đang
    phát triển, Việt Nam luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn, và nếu chỉ trông chờ
    vốn đầu tư phát triển hệ thống giao thông nói chung, đường bộ và đường cao tốc nói
    riêng từ NSNN thì khó có thể thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước. Để thực
    hiện được mục tiêu chiến lược, đồng thời hoàn thành công cuộc CNH, HĐH, cần
    thiết phải có sự tham gia đóng góp nguồn lực của toàn xã hội, của các tổ chức trong
    và ngoài nước tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu xây
    dựng mạng lưới giao thông đường bộ, theo mục tiêu chiến lược đặt ra. Theo các
    chuyên gia đầu ngành, để phát triển kinh tế, thực hiện CNH và HĐH, Việt Nam cần
    có một hệ thống đường bộ hiện đại, trong đó bao gồm khoảng gần 6000 km đường
    cao tốc tạo thành động mạch chủ của mạng lưới giao thông. Để thực hiện được mục
    tiêu đó, cần phải có một lượng vốn khổng lồ (gần 50 tỷ USD), đó là một thách thức
    lớn đối với Việt Nam.
    3
    Các đánh giá trong chương trình tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát
    triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010, đã đưa ra nhận định: “Kết cấu hạ tầng tuy
    có bước phát triển nhưng còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu và
    đang cản trở sự phát triển” [73, trang 3]. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu chiến lược,
    trước hết là xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có đường cao tốc, đòi hỏi
    sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bởi vì hiện nay, việc xây dựng mạng lưới
    đường cao tốc, Việt Nam luôn gặp phải vấn đề nan giải về vốn đầu tư. Mỗi năm,
    Nhà nước luôn dành một khối lượng lớn, đến 10% so với GDP vốn đầu tư vào lĩnh
    vực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trên thực tế, có rất nhiều kênh
    huy động vốn cho đầu tư phát triển nói chung và cho kiến tạo mạng lưới đường cao
    tốc nói riêng. Ở luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn
    đầu tư xây dựng và phát triển đường cao tốc tại Việt Nam từ khu vực ngoài NSNN
    theo hình thức PPP.
    Bài học từ các nước phát triển, đặc biệt là các nước phát triển trong khu vực như
    Nhật Bản và nước láng giềng Trung Quốc đã áp dụng thành công chính sách đa
    dạng hóa trong hình thức đầu tư PPP, nhằm huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
    tầng từ mọi tổ chức, mọi thành phần. Và sở dĩ các nước nói trên có được hệ thống
    đường bộ hiện đại như hiện nay là do Chính phủ các nước đã kiên quyết thực thi
    chính sách huy động vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
    để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Trường hợp của Trung Quốc, từ một nước
    đi sau trong phát triển đường cao tốc, hiện nay, mạng lưới đường cao tốc của Trung
    Quốc đã đạt 80.000km, đứng thứ hai sau Mỹ. Có được thành quả này là do Chính
    phủ Trung Hoa đã sớm học tập các quốc gia phát triển, huy động mọi nguồn lực
    trong và ngoài NSNN cho đầu tư xây dựng đường cao tốc.
     
Đang tải...