Tiến Sĩ Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    1. Đặt vấn đề
    Chính sách đổi mới đất nước cùng quá trình thị trường hóa hoạt động kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu mang lại những kết quả nhất định, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc CNH – HĐH cả nước đòi hỏi động viên cao độ những nguồn lực nội tại, đồng thời tranh thủ tối đa việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
    Trong những năm qua, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư – đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài – tác động đáng kể đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như từng địa phương. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư luôn là vấn đề phức tạp đối với các địa phương còn yếu kém về: cơ sở hạ tầng, mặt bằng dân trí, chính sách thu hút, cùng với hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như nhiều bất cập khi triển khai các dự án đầu tư (VCCI Cần Thơ, 2010). Sự phân bổ vốn đầu tư, bao gồm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, giữa các địa phương không đồng đều, do nhiều nguyên nhân mà việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
    Số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh thành nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, đất đai rộng lớn màu mỡ phù sa, có thảm thực vật phong phú và rừng tràm quý giá; nguồn thủy sản đa dạng; trữ lượng khí đốt khá lớn (khoảng 125 tỷ m3); hơn 700km bờ biển và khoảng 28,000km sông ngòi là cơ sở cho hệ thống giao thông vận tải đường thủy và hình thành các cảng sông, cảng biển quốc tế. Hơn nữa, ĐBSCL có lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số với cơ cấu khá trẻ (60% ở độ tuổi từ 15->30).
    Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trà Vinh còn có điều kiện cùng phát triển kinh tế biển với Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và cả nước. Sức hút của các trung tâm phát triển này tạo điều kiện cho Trà Vinh đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời đặt ra thách thức lớn cho Trà Vinh phải phát triển nhanh những lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù đang có lợi thế so sánh để liên kết ngang tầm với khu vực và cả nước (travinh.gov.vn).
    Việc tăng tốc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi rất nhiều vốn. Trà Vinh cần đề ra và thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn vốn từ trong và ngoài nước, khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn kinh doanh làm giàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước.
    Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Tỉnh không tương xứng với tiềm năng vốn có, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, tay nghề, còn lạc hậu so với các tỉnh trong vùng cũng như cả nước (travinh.gov.vn). Khi tích lũy nội bộ chưa cao do mức độ phát triển thấp, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc tìm ra các giải pháp thiết thực để thu hút vốn đầu tư đối với Trà Vinh đang là vấn đề đặc biệt cấp thiết nhằm khơi dậy và phát huy hết các tiềm năng của tỉnh Trà Vinh, tạo thuận lợi đẩy mạnh quá trình CNH và HĐH trong Tỉnh [22, tr.2].
    2. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thời gian qua, tỉnh Trà Vinh chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 theo mục tiêu chung của ĐBSCL và cả nước nói chung để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực tiễn vừa qua đã làm bộc lộ yếu kém của con người, những nghịch lý gây bức xúc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: trình độ phát triển thấp nhất nước, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Hiện tổng vốn đầu tư FDI cho Tỉnh chỉ bằng 3.6% so với ĐBSCL và 0.12% so với cả nước (Cục Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài - 2011), Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do Trà Vinh thiếu một chiến lược phát triển kinh tế tổng thể, toàn diện và lâu dài, thiếu cả vốn đầu tư. Việc thu hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là vấn đề mang tính sống còn cho sự phát triển của Tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai.
    Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tỉnh so với các vùng khác đang ở mức thấp, đời sống nhân dân chưa cao, những tiềm năng thế mạnh của Tỉnh chưa được khai thác triệt để. Khi tích lũy nội bộ chưa đáng kể do mức độ phát triển thấp, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cần khơi dậy và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh và của cả ĐBSCL.
    Ý thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, tác giả chọn “HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là huy động các nguồn vốn đầu tư tại Trà Vinh; nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đồng thời đưa ra luận chứng các giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.
    Về thời gian: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trong thời gian 2007 – 2013.



    Về không gian: tập trung nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Trà Vinh.
    4. Mục tiêu nghiên cứu
    4.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh; đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh;làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
    4.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Mục tiêu 1: Làm sáng tỏ hệ thống hóa lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế.
    - Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh thời gian từ 2007 – 2013, những thành công và hạn chế, làm cơ sở đề ra giải pháp trong thời gian tới.
    - Mục tiêu 3: Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh bằng mô hình định lượng.
     
Đang tải...