Tiến Sĩ Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: KINH TẾ BIỂN VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
    TRIỂN KINH TẾ BIỂN . 14
    1.1. Kinh tế biển và phát triển kinh tế biển . 14
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế biển 14
    1.1.2. Phát triển kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân 19
    1.2. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển 29
    1.2.1. Khái niệm và bản chất vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển 29
    1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế biển . 30
    1.3. Huy đông vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển . 32
    1.3.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển . 32
    1.3.2. Các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển . 33
    1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển 47
    1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá huy động vốn cho phát triển kinh tế biển 50
    1.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của một số
    nước trên thế giới và của một số địa phương trong nước 51
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam . 51
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa 57
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 60
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
    TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH THANH HÓA 61
    2.1. Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa 61
    2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa ảnh
    hưởng đến sự phát triển kinh tế biển của tỉnh 61
    2.1.2. Thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế biển . 65
    2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa . 67
    2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh
    Hóa giai đoạn 2010 - 2014 . 70
    2.2.1. Kênh huy động từ nguồn NSNN cho phát triển kinh tế biển 70
    2.2.2. Huy động vốn qua kênh tín dụng Nhà nước 74 iii

    2.2.3. Huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng . 79
    2.2.4. Huy động vốn qua kênh đầu tư của doanh nghiệp và dân cư 86
    2.2.5. Kênh huy động vốn FDI 90
    2.2.6. Kênh huy động vốn ODA 91
    2.3. Đánh giá chung về huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh
    Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014 93
    2.3.1. Những kết quả đạt được . 93
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 95
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 107
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    BIỂN TỈNH THANH HÓA 108
    3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế biển và dự báo nhu cầu vốn
    đầu tư phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa . 108
    3.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế biển cả nước và khu vực ven biển Bắc Trung
    Bộ tác động đến vùng biển Thanh Hóa . 108
    3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển và huy động vốn đầu tư cho phát triển
    kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa 111
    3.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa . 113
    3.1.4. Định hướng phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa . 116
    3.1.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa 121
    3.2. DDịnh hướng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh
    Thanh Hóa 125
    3.3. Giải pháp huy đông vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh
    Hóa 126
    3.3.1. Nhóm các giải pháp chung 126
    3.3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể cho các kênh huy động vốn đầu tư nhằm phát
    triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa 131
    3.3.3. Các giải pháp huy động vốn cho từng ngành kinh tế biển 137
    3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp huy động vốn cho phát triển kinh tế
    biển tỉnh Thanh Hóa . 141
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 147
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC iv

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt
    BOT
    BT
    Giải nghĩa
    Hợp đồng xây dựng - kinh doanh và chuyển giao
    Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
    BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh
    ĐTNN
    FDI
    FII
    GDP
    Đầu tư nước ngoài
    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
    Tổng sản phẩm quốc nội
    HĐND Hội đồng nhân dân
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    NHTM Ngân hàng thương mại
    NHPT Ngân hàng phát triển
    ODA
    PCI
    PPP
    TDNN
    Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    Hợp tác công tư
    Tín dụng Nhà nước

    v

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo GDP của tỉnh phân theo loại hình kinh tế 64
    Bảng 2.2: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 65
    Bảng 2.3: Dân số và lao động vùng biển Thanh Hóa . 67
    Bảng 2.4: Vốn đầu tư NSNN cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 . 72
    Bảng 2.5: Doanh số cho vay của NHPT Thanh Hóa đối với kinh tế biển tỉnh Thanh
    Hóa giai đoạn 2010-2014 77
    Bảng 2.6: Doanh số cho vay kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa phân theo ngành nghề giai
    đoạn 2010 – 2014 80
    Bảng 2.7: Tình hình đội tàu biển và doanh nghiệp vận tải biển của tỉnh 89
    Bảng 2.8: Kết quả huy động vốn FDI cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa tính đến
    31/12/2014 . 91
    Bảng 3.1: Các phương án dự báo thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của vùng
    biển Thanh Hóa thời kỳ đến 2020 . 123

    vi

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 2.1: Tốc độ phát triển tổng sản phẩm hàng năm 62
    Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo ngành kinh tế . 63
    Hình 2.3: Doanh số cho vay đối với kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 . 79
    Hình 2.4: Doanh thu du lịch biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 83
    Hình 2.5: Doanh số cho vay của các NHTM đối với kinh tế biển giai đoạn 2010 - 2014 85
    Hình 2.6: Đầu tư của khu vực dân doanh trong nước cho phát triển kinh tế biển tỉnh
    Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 . 87

    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang phấn đấu trở thành “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển,
    phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo
    ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”[3]. Chính
    vì vậy, vấn đề khai thác kinh tế biển đã trở thành nhiệm vụ có tính chiến lược của
    các tỉnh trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
    Là tỉnh nằm trong số 28 tỉnh ven biển của cả nước, tỉnh Thanh Hóa có bờ biển
    dài và vùng biển rộng lớn. Toàn tỉnh có 6 huyện, thị xã tiếp giáp với biển (cả nước
    có 138 huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh tiếp giáp biển). Trong những năm
    qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế biển. Nhờ
    đó, kinh tế biển đã có những bước tiến rõ rệt, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã
    hội của tỉnh. Thời kỳ 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây, với sự nỗ lực
    của các ngành, các cấp, của nhân dân và các thành phần kinh tế, quá trình phát triển
    kinh tế - xã hội của vùng biển Thanh Hóa đã có những bước phát triển cơ bản và khá
    toàn diện tạo điều kiện để vùng biển của tỉnh dần trở thành một trong ba trung tâm
    kinh tế ven biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ gồm Quảng Ninh, Hải Phòng và
    Thanh Hóa. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng,
    lợi thế về tự nhiên của tỉnh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,
    nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế biển còn thiếu và yếu.
    Trong thời gian qua, thông qua các cơ chế, chính sách tỉnh Thanh Hóa đã huy động
    được một lượng vốn tương đối lớn cho đầu tư phát triển kinh tế biển của tỉnh thể hiện
    qua số lượng vốn đầu tư tăng nhanh, các kênh huy động vốn từng bước được đa
    dạng hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Song, công tác huy
    động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển nhìn chung vẫn còn bất cập so với yêu cầu
    đầu tư, chưa tương xứng với những tiềm năng về phát triển kinh tế biển của tỉnh đặc
    biệt là còn thiếu các giải pháp chính sách huy động vốn đầu tư phát triển các ngành
    nghề, lĩnh vực đặc thù. Do đó, còn không ít khó khăn, vướng mắc cần phải khắc 2

    phục và tháo gỡ. Để tiếp tục nâng cao quy mô và hiệu quả thu hút vốn đầu tư đảm
    bảo điều kiện cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa phát triển theo đúng mục tiêu, định
    hướng đề ra, NCS lựa chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển
    tỉnh Thanh Hóa” làm nội dung nghiên cứu.
    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan
    đến đề tài Luận án
    Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển đang là vấn đề được rất nhiều nhà
    nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt trong thế kỷ
    21 – thế kỷ của đại dương. Cho đến nay, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu được
    công bố nghiên cứu liên quan đến huy động vốn đầu tư để phát triển các lĩnh vực khác
    nhau của nền kinh tế. Các nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam sự tham gia của các thành
    phần kinh tế vào sự phát triển của kinh tế biển đang còn nhiều hạn chế và cần có các giải
    pháp cho bài toán về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển.
    Trong quá trình nghiên cứu viết luận án, NCS đã tìm hiểu và đọc rất nhiều tài
    liệu, trong đó có 23 công trình nghiên cứu gồm: luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu
    khoa học cấp bộ, sách, các bài báo khoa học gắn với chủ đề luận án của NCS. Cụ thể:
    2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
    2.1.1. Các nghiên cứu về kinh tế biển
    Thứ nhất, các công trình khoa học đã công bố dưới dạng ấn phẩm sách
    (1) Cuốn “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam” (2007) của Viện kinh tế và Quy
    hoạch thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cuốn sách tổng hợp các
    bài viết của các nhà khoa học và quản lý ở các bộ, ngành và địa phương trong việc xác
    định vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế, xã hội, tìm hiểu việc
    hoạch định, việc thực hiện và sự tác động của các chính sách phát triển ngành thủy sản
    của các địa phương trong việc thực hiện các chính sách đó để rút ra các bài học kinh
    nghiệm về xây dựng chính sách và quản lý ngành thủy sản của các nước, của các ngành
    và của các địa phương. Cuốn sách chỉ dừng lại ở việc phân tích các chính sách cho ngành
    thủy sản Việt Nam, chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá nguồn vốn đầu tư cho ngành
    thủy sản. 3

    (2) Cuốn “Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và thách thức” (2008) của Tạp
    chí Tổ chức Nhà nước – Trung tâm thông tin FOCOTECH, NXB Lao động – Xã hội, Hà
    Nội đã giới thiệu các tiềm năng về kinh tế biển Việt Nam, những cơ hội cho phát triển
    các ngành nghề và những thách thức trong quá trình phát triển. Cuốn sách nêu lên những
    định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế biển Việt Nam, công tác quy hoạch phát
    triển của các ngành kinh tế biển và các địa phương có lợi thế trong thời gian tới trong đó
    nhấn mạnh việc phát triển cảng biển, phát triển ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng
    hóa, tăng sức cạnh tranh đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển theo
    hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cuốn sách tổng hợp các bài viết về khai thác
    tiềm năng phát triển kinh tế biển tại các địa phương vùng duyên hải. Các bài viết trong
    cuốn sách mới chỉ dừng lại về việc nêu lên thực trạng kinh tế biển trong từng địa
    phương, từng ngành của vùng duyên hải cũng như các thách thức đặt ra đối với từng địa
    phương trong quá trình hội nhâp và phát triển. Qua đó, cuốn sách đưa ra những phương
    hướng và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Cuốn sách
    chưa đánh giá nguồn vốn để phát triển kinh tế biển.
    (3) Cuốn “Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam” (2008) của
    Ban Tuyên giáo Trung ương, nghiên cứu về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển Việt
    Nam, các ngành kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập như ngành dầu khí, hàng
    hải, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển Việt
    Nam và các giải pháp để thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Cuốn sách
    chưa đánh giá về nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam.
    (4) Cuốn “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam” (2009) của Thế Đạt, NXB
    Lao động, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu khái quát đặc trưng nền kinh tế xã hội các tỉnh
    và khu vực ven biển của đất nước với các bài viết chi tiết về kinh tế biển của ba khu vực
    Bắc, Trung và Nam Bộ; đưa ra những cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế biển
    của các tỉnh ven biển Việt Nam. Cuốn sách chưa đánh giá về nguồn vốn đầu tư cho phát
    triển kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam.
    (5) Cuốn “Chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa” (2011) của Lê Minh
    Thông, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật. Cuốn sách đề cập đến cơ sở lý thuyết về kinh 4

    tế biển, các chính sách phát triển kinh tế biển, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế
    ven biển của một số nước và một số địa phương trong nước. Cuốn sách đánh giá thực
    trạng triển khai các chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa hiện nay,
    chỉ ra những kết quả đạt được, những nguyên nhân, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa
    ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển
    Thanh Hóa đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu của cuốn sách
    chỉ dừng ở việc đánh giá chính sách phát triển kinh tế ven biển.
    Thứ hai, đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước và Đề án quốc gia:
    (1) “Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt
    Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” (2002), Đề tài khoa học cấp Nhà nước của nhóm
    tác giả Đinh Ngọc Viện, Đào Thị Phương Thảo, Vũ Ngọc Sơn. Đề tài đã nghiên cứu
    thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập
    quốc tế, khái quát về kinh doanh hàng hải và thực trạng hoạt động của ngành hàng hải
    Việt Nam. Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về cơ chế chính sách để
    phát triển ngành hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở nghiên cứu giải pháp
    tăng năng lực cạnh tranh cho ngành vận tải biển của Việt Nam.
    (2) “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, Đề tài cấp
    Bộ năm 2006 của nhiều tác giả do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì, Thạc sỹ
    Lê Văn Minh làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các khái niệm về du
    lịch, vai trò của đầu tư phát triển của các khu du lịch và kinh nghiệm thực tiễn của các
    nước về đầu tư phát triển các khu du lịch. Phân tích thực trạng về hệ thống các cơ chế,
    chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư du lịch nói riêng và phát triển du
    lịch nói chung. Đề tài chưa đi sâu phân tích thực trạng du lịch biển cũng như nguồn vốn
    đầu tư cho du lịch biển.
    (3) Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du lịch
    biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch
    chủ trì, TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý
    luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Đề tài đã tập trung phân tích,
    đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong các khu 5

    du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ, đề xuất các giải pháp phát triển các khu du
    lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020. Đề tài chỉ dừng lại ở nghiên
    cứu giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
    (4) Đề tài cấp Nhà nước “Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số
    nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Chu Đức Dũng
    nghiệm thu năm 2011. Đề tài đã đưa ra những quan niệm để luận giải khái niệm về
    kinh tế biển và các chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông
    Á. Từ đó, đề tài chỉ ra một số vấn đề đối với Việt Nam để phát triển kinh tế biển
    trong thời gian tới. Đề tài chủ yếu đi vào phân tích các chiến lược và đưa ra định
    hướng phát triển kinh tế biển Việt Nam mà không đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh
    vực, ngành nghề của kinh tế biển.
    Thứ ba, các bài viết trên các báo, tạp chí
    (1) “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt
    Nam”, Bùi Thị Thanh Hương, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 8/2011. Bài báo
    phân tích những thành công trong chiến lược phát triển kinh tế biển của một số nước trên
    thế giới, từ đó tác giả chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc phát triển
    kinh tế biển. Bài báo mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu chung về kinh tế biển, chưa đi vào
    phân tích nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển.
    (2) “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam”, Lê Nguyễn, Tạp chí Thương
    mại số 13 năm 2007. Bài báo đã đánh giá những lợi thế của kinh tế biển Việt Nam. Đồng
    thời, bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn lợi của kinh tế biển
    trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu Nhà nước phải có chính sách nhằm phát triển kinh tế
    biển theo nguyên tắc gắn liền khai thác với bảo vệ các nguồn lợi biển.
    (3) “Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam”, Bùi Tất Thắng, Tạp
    chí Kinh tế và Dự báo, số 7- 2007. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố
    biển đối với sự phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Đồng
    thời bài viết cũng đã đưa ra quan điểm của tác giả về khái niệm kinh tế biển. Trên
    cơ sở đó, bài viết đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
    6

    2.1.2. Các nghiên cứu về huy động vốn
    Một là, đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước và Đề án quốc gia:
    (1) “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước nhằm phát triển kinh tế xã
    hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2004
    của TS. Võ Duy Khương. Đề tài nghiên cứu tình hình huy động vốn đầu tư trong nước
    cho Đà Nẵng qua các kênh: NSNN, tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp giai đoạn
    1996 -2003. Đề tài đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trong nước để phát triển
    kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong việc huy
    động vốn đầu tư trong nước, từ đó đề xuất giải phát để huy động vốn nhằm phát triển
    kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, đề tài mới dừng lại ở phạm vi nghiên cứu
    huy động vốn trong nước và huy động vốn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
    Hai là, luận án tiến sĩ kinh tế
    (1) Luận án tiến sĩ kinh tế - Đặng Thị Hà (2013) “Huy động vốn đầu tư ngoài
    ngân sách Nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam”. Luận
    án hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư ngoài
    NSNN để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Qua phân tích các
    bài học kinh nghiệm của các nước, luận án đưa ra các điều kiện để áp dụng thành công ở
    Việt Nam không chỉ đối với các doanh nghiệp tham gia dự án mà cả đối với Nhà nước.
    Luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng và kết quả huy động vốn ngoài ngân sách Nhà
    nước vào thực hiện ba dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam thời gian vừa qua.
    Đồng thời, luận án chỉ ra những nguyên nhân khiến việc huy động vốn ngoài ngân sách
    để thực hiện các dự án xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đường cao tốc ở Việt
    Nam chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
    huy động vốn ngoài NSNN để xây dựng các dự án đường cao tốc ở Việt Nam trong thời
    gian tới. Luận án mới dừng lại đánh giá vốn việc huy động vốn ngoài NSNN cho xây
    dựng đường cao tốc ở Việt Nam.
    (2) Luận án tiến sĩ kinh tế - Đàm Văn Vượng (2003) “Giải pháp huy động vốn
    nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình”. Luận án hệ thống hóa
    các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn nhằm phát triển kinh tế xã hội ở 7

    Việt Nam. Qua nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của các nước trên thế giới, luận
    án đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế xã
    hội ở Việt Nam nói chung tỉnh Thái Bình nói riêng. Luận án đã phân tích làm rõ được
    thực trạng huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình trên các mặt như khả
    năng cũng như các biện pháp huy động vốn của địa phương. Đồng thời, luận án đề xuất
    được một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp huy động vốn để phát triển kinh tế xã
    hội tỉnh Thái Bình. Luận án đánh giá công tác huy động vốn trên tất cả các lĩnh vực kinh
    tế xã hội của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, luận án chưa đi vào đánh giá công tác huy động
    vốn cho khu vực kinh tế biển.
    (3) Luận án tiến sĩ kinh tế của Học viện ngân hàng – Hà Thị Sáu (2002) “Những
    giải pháp huy động vốn trong dân để thực hiện CNH – HĐH đất nước”. Luận án hệ
    thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn trong dân ở Việt
    Nam. Qua phân tích kinh nghiệm huy động vốn trong dân của các nước trên thế giới,
    luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn trong dân để thực
    hiện CNH – HĐH đất nước. Luận án đã nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong dân ở
    Việt Nam qua các kênh: NSNN, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các công ty, các
    hình thức bảo hiểm, từ đó đánh giá những mặt đạt được cũng như phát hiện những tồn
    tại cần tháo gỡ trong quá trình huy động vốn trong dân để thực hiện CNH – HĐH đất
    nước. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để tăng cường việc huy động
    vốn trong dân. Luận án dừng lại ở mảng huy động vốn trong dân cho công cuộc CNH –
    HĐH đất nước.
    2.1.3. Các nghiên cứu về huy động vốn cho phát triển kinh tế biển
    Thứ nhất, luận án tiến sĩ kinh tế
    (1) Luận án tiến sĩ kinh tế - Đoàn Vĩnh Tường (2008)“Giải pháp về vốn đối với
    phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Luận án hệ thống hóa các vấn đề
    lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn để phát triển kinh tế biển. Luận án làm rõ
    tiềm năng kinh tế biển trong phát triển nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay
    đồng thời nghiên cứu những biện pháp thu hút vốn đầu tư cho kinh tế biển. Phân tích
    thực trạng thu hút vốn đổi với phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa. Từ nghiên cứu 8

    thực trạng về vốn đối với sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa, luận án đã đánh
    giá được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc tìm vốn cho kinh tế biển
    của tỉnh. Luận án đã đề xuất được những giải pháp và khuyến nghị để thu hút vốn đầu tư
    phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, trong luận án các nghiên cứu về kinh
    tế biển chưa đi sâu vào phân tích cho từng nội dung của kinh tế biển, chưa có sự chia
    tách nguồn vốn theo các kênh huy động cụ thể.
    Thứ hai, các bài trên các báo, tạp chí
    “Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa” của Đoàn Vĩnh Tường,
    NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (Tạp chí Ngân hàng, số 17 tháng 9 năm 2008). Bài báo
    đánh giá thực trạng các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa, tìm ra
    tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong việc huy động vốn cho phát triển kinh tế biển của
    tỉnh. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để huy động vốn cho phát triển kinh tế biển
    của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận án chỉ đi xem xét nguồn vốn theo nội dung
    nguồn vốn, không theo hình thức huy động vốn, không chi tiết theo từng phương thức huy
    động vốn cụ thể đối với mỗi lĩnh vực, ngành nghề của kinh tế biển.
    2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
    Trên cơ sở tìm các tài liệu nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả
    nhận thấy chưa có đề tài nào ở nước ngoài nghiên cứu về huy động vốn cho phát triển
    kinh tế biển, chỉ có một số đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế biển như:
    (1) Cuốn sách “Phát triển kinh tế biển phải thực hiện cách tiếp cận cân bằng”
    (1984), Yang Jinsen. Cuốn sách đi vào phân tích các chính sách phát triển kinh tế
    biển của Trung Quốc để đánh giá những mặt được, mặt tồn tại trong thời gian qua.
    Đồng thời, chỉ ra nhược điểm trong chiến lược phát triển kinh tế biển dựa trên so
    sánh với khung tiếp cận cân bằng. Tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu hướng phát triển
    kinh tế biển của Trung Quốc theo cách tiếp cận mới, chưa đi vào nghiên cứu cách
    thức huy động vốn để phát triển kinh tế biển.
    (2) Cuốn sách “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” (1990), Dương
    Kim Thâm, Hoàng Minh Lỗ, Lương Hải Tân. Các tác giả đưa ra các quan điểm về
    kinh tế biển của Trung Quốc theo góc nhìn về sự đóng góp của kinh tế biển đối với 9

    nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, các tác giả đã phân tích các chiến lược khai thác
    kinh tế biển của Trung Quốc qua mỗi giai đoạn khác nhau như chiến lược vươn ra
    biển lớn, chiến lược đẩy mạnh khai thác xa bờ , Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa
    ra những nhận định về từng chiến lược khai thác kinh tế biển của Trung Quốc ở mỗi
    giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nhóm tác giả không nghiên cứu chiến lược huy
    động vốn đầu tư cho kinh tế biển.
    (3) Cuốn sách “Hướng dẫn khai thác kinh tế biển”, (2003), Xu Zhibin. Công
    trình này được tác giả trình bày dưới dạng cuốn sổ tay, trong đó hướng dẫn các
    phương thức để khai thác các ngành nghề, lĩnh vực của kinh tế biển đặc biệt đi sâu
    vào lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Tác giả chủ yếu đi vào giới thiệu
    nghiệp vụ đánh bắt xa bờ, khai thác dầu khí, vận tải đường biển, Tác giả không đề
    cập đến hoạt động huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển.
    (4) “Các hoạt động kinh tế biển: Những kế hoạch hướng tới sự phát triển bền
    vững”, Nazery Khalid, tháng 6/2011, Viện nghiên cứu biển của Malaysia. Bài báo
    phân tích thực trạng các hoạt động kinh tế biển của Malaysia. Theo đó, bài báo đưa
    ra một số giải pháp để hướng tới sự phát triển bền vững cho hoạt động kinh tế biển
    của Malaysia trong đó nhấn mạnh vai trò của khu vực công trong việc tạo ra cơ sở
    hạ tầng để thu hút đầu tư vào các ngành nghề kinh tế biển. Đồng thời, khu vực công
    phải tạo ra cơ chế, chính sách để khuyến khích khu vực tư tạo lập các quỹ cho đầu
    tư phát triển kinh tế biển của Malaysia.
    (5)“Phát triển bền vững ngành kinh tế biển”, Laura Eadie, Caroline
    Hoisington, Trung tâm phát triển chính sách, tháng 9/2011. Bài báo là một phần
    trong dự án nghiên cứu kinh tế biển của Úc. Bài báo đã chỉ ra những nguy cơ từ
    việc phát triển nền kinh tế biển trong thời gian qua như: cạn kiệt nguồn tài nguyên,
    ô nhiễm môi trưởng, Từ đó, bài báo đề xuất một số giải pháp để hướng việc phát
    triển kinh tế biển theo hướng bền vững như sử dụng các phương tiện khai thác an
    toàn, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động của kinh tế biển.
    Tác giả không đề cập đến huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển. 10

    2.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan
    đến đề tài luận án
    Thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề huy động vốn
    đầu tư phát triển nói chung, huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển nói
    riêng ở trong và ngoài nước dưới các hình thức:đề tài khoa học, báo cáo khoa học,
    luận án, sách, bài báo khoa học mà nghiên cứu sinh tiếp cận được cho thấy:
    Thứ nhất, vấn đề huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và huy
    động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển nói riêng đã có một số công trình nghiên
    cứu dưới các góc độ cụ thể khác nhau như nghiên cứu về huy động vốn đầu tư cho
    phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng của Võ Duy Khương, cho phát triển kinh tế xã hội
    tỉnh Thái Bình của Đàm Văn Vượng, huy động vốn trong dân cho CNH – HĐH của
    Hà Thị Sáu, nghiên cứu để khai thác nguồn vốn ngoài NSNN của Đặng Thị Hà,
    giải pháp về vốn đối với kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa của Đoàn Vĩnh Tường.
    Những công trình nghiên cứu này chủ yếu đưa ra các kênh huy động vốn cho phát
    triển kinh tế, chưa đề cập sâu vào cơ chế chính sách huy động vốn cho phát triển
    kinh tế biển, chưa đi vào nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Thanh Hóa.
    Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
    biển tỉnh Thanh Hóa” theo hướng tiếp cận phương thức huy động các nguồn vốn
    đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế biển trng và ngoài nước sẽ có ý
    nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với tỉnh Thanh Hóa.
    Thứ hai, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của những công
    trình nghiên cứu như đã trình bày ở trên là những tư liệu quý cho việc xem xét, vận
    dụng vào đề tài của luận án ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, với nội dụng,
    phạm vi, thời gian và không gian nghiên cứu của luận án khác so với các công trình
    nghiên cứu trước. Luận án của nghiên cứu sinh tiếp cận vấn đề huy động vốn đầu tư
    theo từng kênh huy động tương ứng với mỗi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
    biển của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn
    từ năm 2010 đến năm 2014, đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát
    triển kinh tế biển cho tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 11

    Như vậy, có thể khẳng định luận án nghiên cứu sinh dự kiến nghiên cứu không
    có trùng lắp với các công trình đã nghiên cứu đã thực hiện trước đây cả về nội dung,
    phạm vi, thời gian và không gian.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập các luận cứ khoa học về lý luận và
    thực tiễn cho các giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế
    biển của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có tính hệ
    thống, đồng bộ và khả thi cao, đồng thời đưa ra điều kiện thực hiện các giải pháp đề
    xuất.
    Bám sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu mà luận án
    phải giải quyết thấu đáo, đó là:
    - Các cơ chế huy động từng nguồn vốn cụ thể cho phát triển kinh tế biển ở
    Việt Nam, ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua như thế nào?
    - Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa
    trong thời gian qua? Các cơ chế huy động vốn hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến
    huy động vốn cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa?
    - Giải pháp nào cho huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh
    Hóa trong thời gian tới?
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, phát
    triển kinh tế biển và huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu về huy động vốn đầu tư
    cho phát triển kinh tế biển với 3 ngành nghề kinh tế biển mà Thanh Hóa có thế
    mạnh phát triển bao gồm: ngành thủy sản; ngành du lịch biển và kinh tế hàng hải.
    - Về không gian và thời gian: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển
    kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
    2010 – 2014; các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm huy động vốn 12

    đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa được xem xét, nghiên cứu, áp
    dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kinh nghiệm huy động
    vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển được nghiên cứu ở các nước trong khu vực và
    các địa phương trong nước có sự phát triển mạnh về kinh tế biển là Malaysia, Trung
    Quốc, Singapore, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng để nghiên cứu luận án là
    phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Các vấn đề lý
    luận được dựa trên những khái niệm, những nguyên lý đã được thừa nhận tại Việt
    Nam và các nước trên thế giới. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận án tìm ra
    mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên
    ngoài, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong huy động vốn đầu tư cho phát triển
    kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đã đi sâu vào
    những vấn đề thực tiễn về huy động vốn trong thời gian qua để từ đó hiểu rõ hơn
    việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa hiện nay
    và trong tương lai.
    Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu của luận án là
    phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
    - Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập các tài liệu, số
    liệu và thông tin có sẵn qua các tạp chí, các kết quả nghiên cứu khoa học, báo
    cáo thống kê, báo cáo tổng kết về phát triển kinh tế biển của tỉnh tại UBND tỉnh,
    Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê.
    - Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê tình hình huy động vốn
    phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014 và kinh nghiệm huy
    động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển từ các nước trong khu vực và các địa
    phương trong nước thông qua các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau
    như Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê, các NHTM trên địa
    bàn Thanh Hóa và tài liệu được thu thập trên các phương tiện thông tin đại
    chúng như sách, báo, các tạp chí khoa học. 13

    - Phương pháp xử lý số liệu được sử dụng để tính toán, tổng hợp, phân tích số
    liệu tùy theo mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài.
    - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng để xử lý số liệu, tính
    toán ra các chỉ tiêu tương đối để từ đó chỉ ra nguyên nhân biến động của vấn đề
    nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh, đánh giá sự biến động của vốn đầu
    tư cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa qua các năm.
    6. Những đóng góp của luận án
    Luận án là đóng góp trong kết quả nghiên cứu bao gồm:
    - Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề huy động vốn đầu tư cho phát triển
    kinh tế biển về mặt lý thuyết và thực tiễn.
    - Qua phân tích các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của một
    số địa phương về hoạt động huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển, luận án
    đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa
    nói riêng trong việc huy động vốn cho phát triển kinh tế biển.
    - Đánh giá có hệ thống về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh
    Thanh Hóa trong những năm từ 2010 đến 2014, tìm ra được nguyên nhân chính của
    những bất cập về tình trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của tỉnh
    Thanh Hóa.
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp và các điều kiện để thực hiện giải pháp có
    tính khả thi nhằm tăng cường công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
    biển tỉnh Thanh Hóa.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
    chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển
    Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển
    tỉnh Thanh Hóa
    Chương 3: Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh
    Hóa trong thời gian tới
     
Đang tải...