Thạc Sĩ Huy động vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ tỉnh Phú Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Huy động vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ tỉnh Phú Yên
    1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ
    PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – DNCH VỤ
    Quyết định đầu tư có một vị trí quan trọng trong công tác quản trị tài chính, nó
    cũng là một nhân tố chủ yếu trong quá trình sinh lợi lâu dài, đặc biệt trong điều kiện
    nguồn lực tài chính bị hạn chế nhưng lại có nhiều cơ hội đầu tư để lựa chọn. Quá
    trình lựa chọn này rất phức tạp bởi vì đa số các cơ hội đầu tư đều dài hạn, còn kết
    quả của nó lại nằm trong tương lai xa và khó dự đoán. Vì vậy, những người làm
    công tác tài chính cần phải có các công cụ tài chính nhằm giúp họ trong việc so
    sánh những điểm lợi và bất lợi của các nguồn lực tài chính khác nhau, để từ đó có
    một quyết định đầu tư khôn ngoan.
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
    1.1.1. Khái niệm về đầu tư
    Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đầu tư. Tuy nhiên, đứng trên các góc độ
    nghiên cứu khác nhau mà các nhà kinh tế học đưa đến các khái niệm về đầu tư cũng
    khác nhau như sau:
    Theo nhà kinh tế học P.A Samuelson thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra
    vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh
    nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư
    cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
    nghiên cứu, phát minh ”. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư
    được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hôm nay để tăng sản lượng cho tương lai, với
    niềm tin, kỳ vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn các chi phí đầu tư.
    Nhà kinh tế học John M.Keynes cho rằng: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài
    sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi
    nhuận”. Do đó, đầu tư theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công ty
    mua sắm một tài sản nói chung hay mua một tài sản tài chính nói riêng. Tuy nhiên,
    khái niệm này tập trung chủ yếu vào đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy
    móc, thiết bị, nhà xưởng ) và để thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai. “Khi
    một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được hưởng các
    khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hy vọng có được qua việc bán sản phNm 26
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về đầu tư, cách
    phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn phục vụ đầu tư cũng như ưu nhược điểm của
    từng nguồn vốn đầu tư; tác giả cũng tìm hiểu và chỉ ra sự cần thiết phải thu hút các
    nguồn vốn để phát triển công nghiệp – dịch vụ, cũng như tổng hợp các nhân tố có
    ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp – dịch vụ. Ngoài ra, tác
    giả cũng tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành
    công nghiệp – dịch vụ của một số tỉnh thành có điều kiện tương tự như tỉnh Phú
    Yên đó là Bình Định và Bình Thuận trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm
    thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn cũng như thu hút vốn đầu tư cho
    công nghiệp – dịch vụ để thúc đNy phát triển công nghiệp – dịch vụ tỉnh Phú Yên. 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH
    CÔNG NGHIỆP - DNCH VỤ TỈNH PHÚ YÊN
    2.1. TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHIỆP -
    DNCH VỤ TỈNH PHÚ YÊN
    2.1.1.Vị trí , vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế tỉnh Phú Yên:
    2.1.1.1. Về mặt kinh tế:
    Đầu tư là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần
    đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2001 -
    2005, tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực đầu tư nước ngoài 758 tỷ đồng, chiếm tỷ
    trọng 7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; giai đoạn 2006 - 2008, tổng vốn đầu tư
    phát triển khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.773 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng
    vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng gấp 4,1 lần so với giai đoạn 2001- 2005.
    Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công
    nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu
    tư nước ngoài cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp của Tỉnh, bình
    quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 52%; giai đoạn 2006 - 2008, bình quân tăng 41%,
    góp phần thúc đNy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa. Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra một số ngành công nghiệp mới, tăng thêm
    năng lực cho ngành công nghiệp của Tỉnh như: dầu khí, hóa chất, ô tô, công nghiệp chế
    biến nông sản thực phNm .
    Tác động lan tỏa của đầu tư đã ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác
    trong nền kinh tế. Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong cơ cấu
    GDP chung của Tỉnh qua các năm: năm 2006 chiếm 1,8%, năm 2007 chiếm 2,6%, và
    trong 9 tháng đầu năm 2008 chiếm khoảng 3,2%. Hiệu quả hoạt động của doanh
    nghiệp đầu tư nước ngoài được nâng cao thể hiện qua số lượng doanh nghiệp tăng vốn
    đầu tư, mở rộng sản xuất có tác động lan toả đến các thành phần kinh tế thông qua sự
    liên kết, chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh và cũng tạo động lực, môi
    trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng bối cảnh toàn cầu
    hóa KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
    Chương này tác giả tập trung làm rõ thực trạng thu hút các ngu ồn vốn cho đầu
    tư phát triển ngành công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2001-2007.
    Cụ thể là tác giả đã trình bày khái quát quá trình phát tri ển các nhân tố ảnh hưởng
    đến quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú Yên, tác gi ả đi sâu
    phân tích các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú
    Yên trong thời gian qua chủ yếu là nguồn vốn nước ngoài, đóng vai trò quyết định
    trong huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú
    Yên; trên cơ sở đó đã tìm ra những hạn và nguyên nhân có tác động làm cản trở
    công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú Yên 58
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
    ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - DNCH VỤ TỈNH PHÚ YÊN
    ĐẾN NĂM 2020
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - DNCH VỤ
    PHÚ YÊN
    3.1.1. Các quan điểm phát triển công nghiệp - dịch vụ đến năm 2020
    Về công nghiệp :
    - Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững để thu hẹp dần khoảng cách
    giữa tỉnh Phú Yên với các tỉnh trong Vùng và cả nước.
    - Xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng
    Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả
    nước. Hình thành cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng
    không, đường bộ Đông - Tây.
    - ĐNy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng
    công nghiệp và dịch vụ; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; khai
    thác những ngành có lợi thế về lao động và tài nguyên; đồng thời, chú trọng mở
    rộng các ngành kinh tế có hàm lượng về kỹ thuật cao, phù hợp với lợi thế của tỉnh
    Phú Yên và xu hướng của thị trường.
    - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực
    chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Gắn tăng trưởng
    kinh tế với công bằng xã hội, nâng dần mức sống cho các tầng lớp dân cư, nhất là
    vùng căn cứ kháng chiến, miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
    - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an
    ninh và bảo vệ môi trường; củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững
    mạnh.
    - Chú trọng đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự động
    hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng chất lượng và xây dựng thương
    hiệu sản phNm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tăng nguồn vốn đầu tư
    phát triển công nghiệp. 80
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
    Trên cơ sở mục tiêu và định hướng của ngành công nghiệp và dịch vụ tỉnh
    Phú Yên từ nay đến năm 2020, chương này tác giả đã mạnh dạn đưa ra hệ thống các
    giải pháp huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ
    không những huy từ nguồn vốn trong nước qua kênh ngân sách nhà nước, tiết kiệm
    trong doanh nghiệp và dân cư, từ các định chế tài chính trung gian mà còn chỉ ra
    huy động vốn từ nước ngoài bằng cách thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, nguồn
    vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải
    pháp hổ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư như tăng cường công tác xúc tiến đầu tư,
    đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, lành mạnh môi
    trường đầu tư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...