Luận Văn Huy động vốn cho xoá đói giảm nghèo – thực trạng và một số kiến nghị

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Huy động vốn cho xoá đói giảm nghèo – thực trạng và một số kiến nghị

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

    Trong lịch sử xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng quốc gia.

    Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong một quốc gia, giữa các quốc gia và châu lục.

    Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế với xuất phát điểm thấp, theo số liệu thống kê mới nhất hiện nay cả nước có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo đói, chiếm 17,2% số hộ trong cả nước vì vậy vấn đề xoá đói giảm nghèo cũng đã được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm.

    Chính phủ Việt Nam đã có chương trình quốc gia có quy mô lớn về xoá đói giảm nghèo đồng thời cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Song bên cạnh xu hướng tích cực là tỷ lệ hộ nghèo trong nước giảm xuống rõ nét thì vấn đề xoá đói giảm nghèo vẫn là thách thức: tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kết quả đạt được chưa vững chắc, tình trạng tái nghèo còn xuất hiện, thêm vào đó khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày một nới rộng ra.

    Trước thực tế đó, yêu cầu bức thiết là phải có sự thống nhất về phương pháp tiếp cận, đánh giá đói nghèo, xác định nguyên nhân: từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách hữu hiệu hoặc thống nhất hành động để công tác xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả cao hơn và bền vững hơn trong thời gian tới.

    Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói là thiếu vốn, vì vậy vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên văn đàn kinh tế và là một mục tiêu quan trọng được đưa vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

    Trong những năm qua đã có khá nhiều biện pháp huy động vốn cho người nghèo, gần đây có những công trình nghiên cứu và luận cứ khoa học làm sáng tỏ nhiều vấn đề góp phần giải quyết vốn cho người nghèo, cung cấp nhiều tư liệu bổ ích tạo luận cứ cho việc đổi mới quan điểm, chính sách vốn đối với người nghèo. Do vậybằng kiến thức của mình và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của GVC. Phạm Thị Thêu, em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “ Huy động vốn cho xoá đói giảm nghèo – thực trạng và một số kiến nghị


    2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

    Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản: nghèo đói – bản chất và sự tồn tại khách quan của nó trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư cho người nghèo – các kênh huy động và cơ chế sử dụng vốn, cũng như thực trạng ở nước ta trong thời gian qua, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về huy động vốn cho giảm nghèo ở Việt Nam.



    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    Luận án lấy vấn đề vốn và sự vận động của vốn cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta làm đối tượng nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu là thời gian chuyển đổi kinh tế gần đây (1996-nay). Có sử dụng dẫn liệu nước ngoài để chắt lọc và tài liệu trong nước.


    4. Nội dung của đề án.

    - Chương I: Những vấn đề lý luận về vốn và nghèo đói.

    - Chương II: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua.

    - Chương III: Kiến nghị giải pháp tạo lập và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo ở nước ta.



    MỤC LỤC


    Lời mở đầu 3


    Chương I: Những vấn đề lý luận về vốn và nghèo đói .5

    I/ Lý luận về nghèo đói 5

    1/ Bản chất của nghèo đói 5

    2/ Một số phương pháp đánh giá nghèo đói hiện nay: 8

    2.1/ Phương pháp đánh giá của Ngân hàng thế giới 9

    2.2/ Phương pháp đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế 10

    2.3/ Phương pháp đánh giá của Tổng cục thống kê Việt Nam. 11

    2.4/ Phương pháp đánh giá của Bộ lao động- thương binh và Xã hội 12

    3/ Sự tồn tại khách quan của nghèo đói trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 14

    II / Tổng quan về vốn, nguồn vốn đầu tư 20

    1/ Khái niệm vốn: 20

    2/ Các đặc trưng của vốn 20

    3/ Các loại nguồn vốn 21

    3.1/ Nguồn vốn tài chính. 21

    3.2/ Nguồn vốn tiềm năng 22

    III/ Tác động của vốn đối với xoá đói giảm nghèo. 22

    1/ Khái niệm bản chất của hoạt động đầu tư phát triển 22

    2/ Vai trò của vốn đầu tư với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo 23

    2.1/ Tạo việc làm. 23

    2.2/ Tác động đến tốc độ phát triển kinh tế 24

    3/ Đặc điểm của vốn hỗ trợ cho người nghèo. 26

    4/ Các phương thức huy động vốn cho người nghèo. 27

    4.1/ Phương thức huy động qua ngân sách Nhà nước

    4.2/ Phương thức huy động qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng. 28

    4.3/ Phương thức huy động từ nguồn tín dụng chính thức và không chính thức 29

    4.4/ Phương thức huy động vốn từ nguồn của cộng đồng và tư nhân 30

    IV/ Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 30

    1/ Kinh nghiệm của Bangladesh cho người nghèo vay vốn 31

    2/ Kinh nghiệm của Malaysia cho người nghèo vay vốn 35

    3/ Kinh nghiệm của Thailand cho nông dân nghèo vay . .36


    Chương II: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua 38

    I/ Tình hình nghèo đói ở nước ta 38

    1/ Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam 38

    2/ Một số kết luận rút ra sau khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở Việt Nam. 43

    II/ Tình hình huy động vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua. 46

    1/ Huy động vốn cho xoá đói giảm nghèo từ ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp và lồng ghép với các dự án khác 47

    2/ Huy động từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

    2.1/ Tín dụng cho hộ nghèo từ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 51

    2.2/ Tín dụng cho hộ nghèo từ nguồn vốn của Ngân hàng Người nghèo 54

    2.3/Quỹ tín dụng nhân dân 62

    3/ Một số hình thức tín dụng cho người nghèo không chính thức ngoài kênh tín dụng ngân hàng. 64

    3.1/ Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt nam. 64

    3.2/ Các quỹ tương trợ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 66

    4/ Một số kết luận rút ra sau khi nghiên cứu các phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta 67

    5/ Những vấn đề rút ra có khả năng áp dụng vào Việt Nam khi nghiên cứu tín dụng đối với người nghèo tại một số nước trên thế giới 68

    5.1/ Khả năng áp dụng mô hình Grameen Bank vào Việt Nam 68

    5.2/ Tín dụng đối với người nghèo ở Thai land và Malaysia có khả năng áp dụng và Việt nam 69


    Chương III: Quan điểm, định hướng và giải pháp tạo lập và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo ở nước ta. 70

    1/ Quan điểm về xoá đói giảm nghèo. 70

    2/ Định hướng về giảm nghèo ở nước ta đến năm 2010 72

    3/ Các giải pháp về tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo. 74

    3.1/ Huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. 74

    3.2/ Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư phát triển cho xoá đói giảm nghèo 75

    3.3/ Hoàn thiện và phát triển Ngân hàng phục vụ người nghèo hiện nay tách khỏi hệ thống ngân hàng nông nghiệp. 76

    3.4/ Giải pháp khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chương trình và dự án 93



    Kết luận 101


    Tài liệu tham khảo .
    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...