Chuyên Đề Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi p.Bắc 2010 - 2020


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Khu vực nông thôn vẫn đang từng ngày, từng giờ đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Bởi vậy, lời nhận định “Nông nghiệp và nông thôn đã, đang và một thời gian dài nữa vẫn là một khu vực kinh tế trọng yếu” là hoàn toàn đúng đắn. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên nhằm đổi mới toàn diện bộ mặt nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để nhanh chóng vươn tới mục tiêu “CNH – HĐH nông thôn” của cả nước. Muốn thực hiện mục tiêu trên trước hết phải phát triển CSHT GTNT mà cụ thể là CSHT GTĐB. Bởi lẽ, GTĐB là một trong những mắt xích thiết yếu góp phần thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa đảm bảo phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn. Do vậy, CSHT GTĐB phải đi trước một bước tạo tiền đề cho các lĩnh vực khác trong vùng nông thôn phát triển.

    Trong bối cảnh hiện nay, vùng nông thôn TD-MNPB còn trong tình trạng yếu kém toàn diện như: KT-XH nghèo nàn, lạc hậu, đời sống vật chất tinh thần ngày càng thua xa các vùng lãnh thổ khác trong cả nước, tỷ lệ đói nghèo cao nhất nước thì việc phát triển GTĐB càng quan trọng. Phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB trong điều kiện đất rộng, người thưa, dân nghèo, địa hình hiểm trở lại bị chia cắt phức tạp là một công cuộc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB còn có những vấn đề bất cập như: mức vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa có chiến lược huy động vốn đầu tư một cách cụ thể và bền vững, phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, sử dụng vốn còn thất thoát làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. Đặc biệt, cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng và bảo dưỡng hệ thống GTĐB chưa hợp lý. Phần lớn vốn đầu tư tập trung cho công tác xây dựng, chưa có sự chú ý đến việc duy tu, bảo dưỡng làm cho chất lượng của các công trình GTĐB ở vùng nông thôn TD-MNPB ngày càng xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa của người dân.

    Để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển CSHT GTĐB nhằm nâng cao đời sống của người nông thôn vùng TD- MNPB và rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng cần có những giải pháp đồng bộ trong đó việc huy động và sử dụng vốn đầu tư là một trong những vấn đề cực kỳ nan giải có tính cấp bách. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu bản chất, đặc điểm của CSHT GTĐB tác động đến quá trình phát triển KT-XH của vùng nông thôn TD-MNPB đồng thời phân tích, đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư cho CSHT GTĐB tại vùng nông thôn TD-MNPB trong giai đoạn 2000 – 2008. Từ đó rút ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của nó kết hợp với những kinh nghiệm có chọn lọc của các nước trong khu vực để có những giải pháp sát thực hơn cho việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho CSHT GTĐB của vùng trong giai đoạn tới (2010 – 2020).

    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

    · Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB.

    · Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề cập đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB (bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn bản ) vùng nông thôn TD-MNPB trong giai đoạn 2000 – 2008. Các kiến nghị và giải pháp đề xuất được nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 2010 – 2020.

    · Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá và phương pháp tổng hợp.

    4. Kết cấu của luận văn

    Nội dung của đề tài được kết cấu làm 3 chương:

    Chương I - Sự cần thiết phải đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB.

    Chương II – CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB - thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư.

    Chương III – Phương hướng chung và giải pháp chủ yếu để huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB.

    Do còn nhiều hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Trong quá trình hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự chỉ bảo hết sức chu đáo, tận tình của cô giáo GS.TS.VŨ THỊ NGỌC PHÙNG và TS.BÙI ĐỨC CHÍNH – trưởng phòng Kế hoạch – Viện Khoa học và Công nghệ GTVT – Bộ GTVT.MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB

    1. Lý luận chung về CSHT GTĐB vùng nông thôn




    1.1. Khái niệm CSHT GTĐB vùng nông thôn




    1.2. Phân loại GTĐB vùng nông thôn




    1.3. Đặc điểm của CSHT GTĐB vùng nông thôn




    · Tính hệ thống, đồng bộ




    · Tính định hướng




    · Tính địa phương, tính vùng và khu vực




    · Tính xã hội và tính công cộng cao




    2. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB




    2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH ở vùng TD-MNPB




    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên




    2.1.2. Đặc điểm KT-XH




    2.2. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB




    2.2.1. Vai trò của CSHT GTĐB đối với phát triển KT-XH ở vùng nông thôn




    2.2.2. Ý nghĩa quan trọng của việc phát triển CSHT GTĐB đối với vùng nông thôn TD-MNPB




    3. Vốn đầu tư trong việc phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB




    3.1. Phân cấp quản lý và cấp vốn đầu tư cho GTĐB




    3.2. Nguồn vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB




    4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn




    4.1. Trung Quốc




    4.2. Malaysia




    4.3. Thái Lan




    4.4. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho vùng nông thôn TD-MNPB




    CHƯƠNG 2 - CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB – THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ

    1. Tổng quan về hiện trạng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB




    1.1. Mạng lưới GTĐB




    1.2. Hiện trạng phát triển vận tải và phương tiện vận tải


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...