Luận Văn Huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần Kỳ Thương

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài : Huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần Kỳ Thương


    CHƯƠNG I

    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC HUY ĐỘNG

    TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠ​
    N


    1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    Hệ thống Ngân hàng là hệ thống có hoạt động gần gũi nhất với người dân và nền kinh tế. Trên thế giới, ở những nước đã và đang phát triển hầu như không có công dân trưởng thành nào mà lại không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng . Song không phải tự nhiên ngân hàng xuất hiện trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đi từ bước cực kỳ thô sơ và chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế đã là tác nhân thúc đẩy hoạt động ngân hàng không ngừng được cải thiện nâng cao cả về thực hành lẫn lý thuyết để có được như ngày hôm nay.

    Cách tốt nhất để tìm hiểu sự liên đới của các ngân hàng thương mại với đời sống con người là tìm hiểu chính bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng , vì một ngân hàng thương mại thực sự là một doanh nghiệp với đầy đủ ý nghĩa của nó. Khác với các doanh nghiệp sáng tạo ra hàng hoá hữu hình như lúa, gạo, vải, xe ô tô, máy móc ., sản phẩm của một ngân hàng thương mại là những dịch vụ. Và dịch vụ cũng là phương tiện chủ yếu mà ngân hàng cấp cho đời sống. Dịch vụ đó là môi giới để người cho vay và người đi vay gặp nhau, hay nói cách khác, môi giới để các nguồn tiền vốn, tài sản đang bỏ không được vận dụng một cách có lợi, phục vụ cho nhu cầu vốn để tăng trưởng cuả nền kinh tế.

    Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại cũng như chức năng, vai trò của nó trong nền kinh tế.


    1.1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    Nói chung, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những tài sản nợ có một số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) và dùng tiền thu được để mua tài sản có có đặc tính khác. Như thế, các ngân hàng cung cấp một dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một tài sản khác cho công chúng bằng cách thực hiện trao đổi hai lần “khế ước” nợ giữa người có vốn và người cần vốn để kiếm lời. Theo cách này, thay thế cho quan hệ trực tiếp giữa người đi vay và cho vay là hai trái quyền tài chính :

    + Người cho vay có trái quyền tài chính với các ngân hàng thương mại

    + Các ngân hàng thương mại có trái quyền tài chính đối với người đi vay.

    Nói ngắn gọn, các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức, rồi dùng vốn đó để cho vay nhằm thu lợi nhuận tối đa. Vai trò nổi bật của các ngân hàng thương mại là chúng “góp nhặt” toàn bộ các nguồn vốn nhàn rỗi rải rác trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội (kể cả khu vực tài chính doanh nghiệp ) để cung ứng trở lại cho hoạt động của tài chính doanh nghiệp của các cá nhân và một số hoạt động khác của chính phủ.

    Từ những hoạt động chính của ngân hàng , ta hãy xem xét một vài nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng trong quá trình kinh doanh của nó.

    1.1.1. Nghiệp vụ tạo lập vốn (nghiệp vụ nợ) của NHTM

    Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM . Ở các nước công nghiệp, với sự phát triển nhanh của thị trường tài chính đã có rất nhiều loại tài sản có lợi tức ổn định và thanh khoản cao tài sản nợ rất đa dạng làm cho việc tìm kiếm vốn hoạt động của NHTM trở thành sự cạnh tranh khốc liệt. Trước mắt các ngân hàng ở các nước phát triển luôn luôn xuất hiện vấn đề làm thế nào để có đủ vốn cho đầu tư giữa môi trường cạnh tranh đầy kịch tính. NHTM phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác với các nghiệp vụ thị trường trực tiếp và vơí bất cứ tổ chức nào khác muốn thu hút một khối lượng vốn vào đó.

    Cho đến thời gian gần đây, tài sản nợ của các NHTM trên khắp thế giới vẫn tập trung vào 5 nhóm phổ biến:

    1-Vốn chủ sở hữu

    2- Tiền gửi không kỳ hạn

    3- Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm

    4- Các khoản vay trên thị trường tiền tệ

    5- Các khoản vay các ngân hàng khác hoặc ngân hàng trung ương.

    1.1.1.1. Vốn chủ sở hữu

    Vốn chủ sở hữu là điều kiện hàng đầu để ngân hàng khởi nghiệp trước khi được phép khai trương theo luật định. Ở Việt Nam, để thành lập một NHTM , trước hết phải có đủ vốn pháp định theo mức quy định của ngân hàng nhà nước. Ở mỗi ngân hàng , vốn pháp định được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định, nghĩa là nguồn vốn này có thể do nhà nước cấp, hoặc có thể do huy động trong xã hội. Ngoài vốn điều lệ, NHTM còn có các quỹ dự trữ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng , quỹ phát triển kỹ thuật, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, qũy phúc lợi . Tất cả nguồn vốn này (vốn điều lệ, quỹ dự trữ , quỹ khác) được gọi là vốn tự có của ngân hàng , chiếm tỷ trọng nhỏ, song lại rất quan trọng, vì nó cho thấy thực lực, quy mô của ngân hàng , là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn tự có gồm 3 chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ , chức năng hoạt động và chức năng điều chỉnh.

    1.1.1.2. Nghiệp vụ đi vay

    Sau khi đã sử dụng hết vốn, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng hoặc phải đáp ứng thanh toán và chi của khách hàng, các NHTM có thể đi vay ở NHTW, ở các NHTM khác, vay ở thị trường tiền tệ, vay các tổ chức ngoài nước . Vốn đi vay chỉ chiếm 1 tỷ lệ có thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

    a) Vay của NHTW:

    Qua 2 hình thức chính:

    ã Tái chiết khấu ( hoặc chiết khấu ) hay tái cấp vốn

    ã Thế chấp hay ứng trước có bảo đảm hay không có bảo đảm. ở Việt Nam, hiện nay NHNN cho các NHTM vay như sau:

    - Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn

    - Chiết khấu hoặc tái chiết khấu trái phiếu kho bạc, khế ước mà các ngân hàng đã cho khách hàng nay chưa đáo hạn, và các thương phiếu.

    - Cho vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng.

    b) Vay ngắn hạn dự trữ tại NHTW:

    Các NHTM vay mượn như vậy gọi là vay mượn qua vốn liên bang hoặc vay tiền trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì thế, ngoài qui định dự trữ bắt buộc do NHTƯ áp đặt, tất cả các NHTM đều phải ký gửi những khoản tiền mặt nhất định tại kho của NHTƯ, khoản này không sinh lời. Trong quá trình hoạt động của mình, sự thiếu hụt dự trữ tại NHTƯ là điều thường xảy ra với các NHTM . Trong khi có một số NHTM thiếu dự trữ, thì nó cũng có một vài bộ phận khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo quy định của NHTW, các NHTM điện thoại hoặc liên lạc bằng computer vay lẫn nhau dự trữ trong một ngày là chuyện bình thường. Trong vòng 5 phút sau, ngân hàng thừa dự trữ trong ngày hôm đó sẽ viết séc hoặc gửi điện tín đến chi nhánh NHTƯ tại địa phương, yêu cầu chuyển một phần tiền từ dự trữ của ngân hàng mình qua cho dự trữ của ngân hàng xin vay.

    c) Vay trên thị trường tiền tệ:

    Ở các nước công nghiệp phát triển, các NHTM phát hành các loại phiếu nợ sau để vay tiền trên thị trường tiền tệ:

    +Chứng chỉ tiền gửi loại lớn (jumpo CDs)

    +Vay ngắn hạn bằng cách phát hành RPs

    d) Vay từ công ty mẹ:

    Hình thức này áp dụng ở các nước phát triển, khi mỗi công ty hoặc tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của từ một đến rất nhiều NHTM .

    e) Vay từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác .

    1.1.1.3. Nghiệp vụ ký thác (Tiền gửi)

    Huy động vốn là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM , trong đó, ngoài cách đi vay, ngân hàng còn thu thập các khoản ký thác từ các khách hàng của mình. “Được coi là ký thác, khi tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng số tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả những lệnh trả tiền của người ký thác bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng .hay bất cứ cách nào khác, cũng thâu nhập vào khoản tiền ký thác mọi số tiền mà ngân hàng thu hộ người ký gửi. Các khoản tiền gửi bao gồm:

    a) Tiền gửi không kỳ hạn:

    +Tiền gửi dùng séc: Việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc. Lý do chủ yếu khiến cho khách hàng mở tài khoản ngân hàng là để đảm bảo “thế năng” của đồng vốn khi cần đến. Sự dễ dàng chuyển nhượng cũng được xem là rất quan trọng. Séc còn là một phương pháp
     
Đang tải...