Báo Cáo Huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. T

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới. Mục tiêu của Việt Nam là phấn đấu đến 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do đó để đảm bảo cho nhu cầu phát triển và hướng tới mục tiêu, việc thu hút vốn đầu tư trở thành vấn đề cấp bách đối với nước ta. Ngoài nguồn lực tài chính trong nước, chúng ta còn rất cần đến các nguồn vốn vay nước ngoài, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA.
    Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Với Việt Nam, nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nước. thời gian qua Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, đặc biệt trong 5 năm gần đây, ngay cả khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi không có lợi cho việc gia tăng nguồn vốn viện trợ.
    Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, nguồn vốn ODA đang vận động với nhiều sắc thái mới: cung vốn ODA tăng chậm, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA đang gia tăng. Mặt khác, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn này. Vậy nguồn vốn này đã tác động tích cực như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức gì từ những dự án đầu tư ODA, trong bối cảnh đó làm thế nào để nguồn vốn ODA được sử dụng tốt nhất cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Đây là một thách thức lớn với các nước nhận viện trợ. Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm lời giải đáp và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế nước ta.

    Nội dung đề tài bao gồm :
    Chương I: Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
    Chương II: Tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2006 -2010
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn ODA

    Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lương Hương Giang – giảng viên khoa Đầu tư Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm cần bổ sung, sửa chữa, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA 2
    I. KHÁI NIỆM ODA VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 2
    II. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2
    1. Đối với nước xuất khẩu vốn: 2
    2. Đối với nước tiếp nhận vốn 2
    2.1. Tác động tích cực 2
    2.2. Tác động tiêu cực 3
    III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN VỐN ODA 3
    1. Vốn ODA mang tính ưu đãi 3
    2. Vốn ODA mang tính ràng buộc 5
    3. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ 5
    IV. PHÂN LOẠI ODA 6
    1. Theo nguồn vốn cung cấp 6
    2. Theo tính chất 6
    3. Theo mục đích 7
    4. Theo điều kiện 7
    5. Theo đối tượng sử dụng 7
    V. Các nguồn cung ODA chủ yếu 8
    VI. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA. 9
    1. Nguồn cung ODA: 9
    2. Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ 9
    3. Thay đổi trong chương trình nghị sự và những cải cách trong chính sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ. 11
    4. Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận 11
    5. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận 12

    Chương II: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010. 13
    I. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ODA 13
    1. Quy mô vốn ODA huy động giai đoạn 2006 - 2010 13
    2. Tình hình huy động vốn ODA từ các nhà tài trợ 15
    3. Tình hình huy động ODA vào các ngành, lĩnh vực 21
    4. Tình hình huy động ODA vào các vùng, lãnh thổ 24
    II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA 27
    1. Tình hình quản lý và sử dụng ODA theo đối tác tài trợ 27
    2. Tình hình quản lý và sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực. 29
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM 33
    1. Kết quả huy động, quản lý và sử dụng ODA đạt được 33
    2. Những hạn chế trong huy động, quản lý và sử dụng ODA 36
    3. Nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA 39
    3.1. Nguyên nhân dẫn đến thành công. 39
    3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam 44

    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 46
    I. CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN ODA VÀ LĨNH VỰC ƯU TIÊN TÀI TRỢ ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 46
    1. Chiến lược huy động vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 46
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 48
    1. Giải pháp về cơ chế chính sách 48
    2. Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn ODA 50
    3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA. 52

    KẾT LUẬN 55

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
     
Đang tải...