Thạc Sĩ Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    DANH MỤC VIẾT TẮT ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ ix
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
    1.1 Các nghiên cứu tập trung vào môt hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính 11
    1.2 Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung . 15
    1.3 Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân . 22
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 29
    2.1 Nguồn lực tài chính và nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân 29
    2.1.1. Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội 30
    2.1.1.1. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 30
    2.1.1.2. Nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội .31
    2.1.2. Vai trò của nguồn lực tài chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: 36
    2.1.3. Kinh tế tư nhân và nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân 42
    2.1.3.1 Kinh tế tư nhân . 42
    2.1.3.2 Nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân 44
    2.1.3.3 Các đặc điểm của nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân .46
    2.2. Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội và các nhân tố ảnh hưởng 49
    2.2.1. Nội dung huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhăm phát triển kinh tế - xã hội. 49
    2.2.1.1. Huy động thông qua đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể . 50
    2.2.1.2. Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân thông qua hệ thống ngân
    sách Nhà nước 51
    2.2.1.3. Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân thông qua hệ thống tài chính ngân hàng . 53
    2.2.1.4 Huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua thị trường chứng khoán . 55
    2.2.1.5. Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân thông qua xã hội hóa các dịch vụ công và xã hội hóa các chương trình từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội 57
    2.2.2. Sự cần thiết phải huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 58
    2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân 62
    2.2.3.1 Tăng trưởng kinh tế .63
    2.2.3.2 Hệ thống pháp luật . 63
    2.2.3.3 Môi trường kinh doanh .63
    2.2.3.4 Môi trường kinh tế vĩ mô .64
    2.2.3.5 Xu hướng, tập quán tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư 65
    2.2.3.6 Hệ thống tài chính, các thị trường tài chính, chứng khoán .65
    2.2.3.7 Nhận thức của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân .66
    2.2.4 Vai trò của nhà nước trong huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân .66
    2.2.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân .68
    2.3. Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân ở một số nước trên thế giới 69
    2.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia: huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua kênh tiết kiệm ngân hàng 69
    2.3.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc: phát triển thị trường trái phiếu . 71
    2.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc: phát triển thị trường chứng khoán . 72
    2.3.4 Kinh nghiệm của một số nước Á, Phi, Mỹ La tinh: thu hút nguồn lực tài chính tư nhân, hợp tác công tư vào cơ sở hạ tầng 74
    2.3.5. Bài học đối với Việt Nam 77
    Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM . 80
    3.1. Bối cảnh kinh tế 2001-2010 và sự phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta . 80
    3.1.1 Khái quát bối cảnh kinh tế thế giới và nước ta giai đoạn 2001-2010 . 80
    3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 80
    3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước .82
    3.1.2. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam .87
    3.2. Huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
    2001-2011 94
    3.2.1. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân xét theo xuất xứ .94
    3.2.1.1 Huy động nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp sở hữu tư nhân .97
    3.2.1.2 Huy động nguồn lực tài chính của các hộ gia đình 98
    3.2.2. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân qua các kênh gắn với hình thức huy động 109
    3.2.2.1 Huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể 115
    3.2.2.2 Huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua hệ thống ngân hàng 121
    3.2.2.3 Huy động trên thị trường chứng khoán và thông qua cổ phần hóa
    DNNN .126
    3.2.2.4 Huy động nguồn lực tài chính tư nhân thông qua xã hội hóa đầu tư công và dịch vụ công phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội .130
    3.3 Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại trong huy động nguồn lực tài chính của kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 136
    3.3.1. Những kết quả đạt được 139
    3.3.2. Một số mặt hạn chế 142
    3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân 150
    Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 154
    4.1. Những căn cứ cho việc đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 154
    4.1.1 Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2012 - 2015. 154
    4.1.1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2012 - 2015 154
    4.1.1.2. Dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta và các kịch bản tăng trưởng .160
    4.1.2 Dự báo về triển vọng và thách thức trong huy động nguồn lực tài chính từ kinh
    tế tư nhân 165
    4.1.3. Quan điểm của Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân .168
    4.2 Quan điểm và phương hướng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam .170
    4.2.1. Quan điểm huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 170
    4.2.2. Phương hướng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam .172
    4.3. Một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát
    triển kinh tế - xã hội Việt Nam 174
    4.3.1. Ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, tạo niềm tin, tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân .175
    4.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô 175
    4.3.1.2 Cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh .181
    4.3.2 Nhất quán với chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng phần đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP và trong thu ngân sách Nhà nước 184
    4.3.3. Tái cơ cấu. đổi mới phương thức kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhằm thu hút nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân 186
    4.3.4. Đột phá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 189
    4.3.5. Phát triển thị trường chứng khoán .191
    4.3.5.1. Phát triển thị trường cổ phiếu nhằm thu hút đầu tư của tư nhân thông qua đấu giá cổ phần và mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán .191
    4.3.5.2. Mở rộng hoạt động của thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình và trái phiếu doanh nghiệp 194
    4.3.6. Khuyến khích và tạo điều kiện thu hút kiều hối từ nước ngoài 196
    4.3.7. Thúc đẩy hợp tác công tư, xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục 197
    KT LUẬN 202
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2
    PHN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vốn đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong tất cả các quốc gia và là động lực nuôi dưỡng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Thành quả tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua, theo nhiều nghiên cứu (ví dụ, Nguyễn Sinh Cúc, 2011), là nhờ chủ yếu vào việc huy động thành công các nguồn lực tài chính và các nguồn lực lao động, tài nguyên để đưa vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê, vốn đầu tư cho phát triển hàng năm luôn chiếm khoảng 40% tổng GDP cả nước và liên tục tăng với tốc độ cao (xem Niên giám thống kê Việt nam các năm và chương 3 của luận án). Trong những năm tới, nhu cầu vốn của ta còn rất lớn, đặc biệt là khi hệ số ICOR gia tăng (xem chương 3 của luận án) và việc chuyển dịch mô hình kinh tế và tái cơ cấu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
    Tuy nhiên, là một nước đang phát triển với khả năng tích lũy tài chính còn thấp so với nhu cầu đầu tư tăng nhanh, việc nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính có ý nghĩa thiết yếu. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội. Các nghị quyết của Đảng cũng nhấn mạnh chủ trương cần thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển để thực hiện các mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đảng và Nhà nước cũng nhận thức rất rõ nguồn lực trong xã hội còn rất lớn, vốn đầu tư phát triển không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN), mà phải huy động sự đóng góp của toàn xã hội một cách hợp lý, công bằng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân cần được chú ý hơn nữa.
    Với những chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể, việc huy động và sử dụng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội thời gian qua đạt nhiều kết quả. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng nhanh cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư đạt xấp xỉ 30% trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ vốn đầu tư trong giai đoạn này đạt gần 40% GDP (xem chương 3). Vốn đầu tư được huy động bằng nhiều phương thức khác nhau và qua nhiều nguồn bao gồm nguồn từ NSNN, nguồn tài chính tự có của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của hộ gia đình, nguồn tín dụng ngân hàng, nguồn tài chính đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác. Xét theo khu vực kinh tế có tài chính đầu tư từ khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...