Tiến Sĩ Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế-xã hội ở một số nước châu Á đang p

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các chữ viết tắt . v
    Danh mục các hình vi
    Danh mục các bảng biểu . vi
    Mở đầu . 1
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức phi chính phủ và huy động nguồn lực phi chính
    phủ quốc tế
    . 9
    1.1. Tổng quan về tổ chức phi chính phủ . 9
    1.1.1. Khái niệm tổ chức phi chính phủ . 9
    1.1.2. Đặc trưng của tổ chức phi chính phủ . 12
    1.1.3. Phân loại các tổ chức phi chính phủ . 14
    1.1.4. Xu thế phát triển của khu vực phi chính phủ . 17
    1.2. Tổng quan về nguồn lực phi chính phủ quốc tế . . . . 19
    1.2.1. Khái niệm viện trợ phi chính phủ quốc tế 21
    1.2.2. Nội dung viện trợ phi chính phủ quốc tế 24
    1.2.3. Khái niệm huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế 26
    1.2.4. Tổng quan huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở các nước đang phát triển 28
    1.2.5. Vai trò của viện trợ phi chính phủ quốc tế đối với phát triển kinh tế-xã hội ở các nước
    đang phát triển 30
    1.2.6. Yêu cầu đối với việc huy động và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động viện trợ phi chính
    phủ quốc tế ở các nước đang phát triển 45
    Chương 2: Nghiên cứu trường hợp điển hình về huy động nguồn lực viện trợ phi chính phủ quốc
    tế ở một số nước châu Á đang phát triển
    . 57
    2.1. Phương pháp luận nghiên cứu trường hợp điển hình 57
    2.2. Lý do lựa chọn các trường hợp điển hình trong nghiên cứu này 58
    2.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình Trung Quốc 66
    2.3.1. Thực trạng thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc . 66
    2.3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc 70
    2.3.3. Đánh giá công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc 74
    2.4. Nghiên cứu trường hợp điển hình Nê-pan 81
    2.4.1. Thực trạng huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan . 81
    2.4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan 85
    2.4.3. Đánh giá công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan 88
    2.5. Nghiên cứu trường hợp điển hình In-đô-nê-xia 97
    2.5.1. Thực trạng huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở In-đô-nê-xia . 97
    2.5.2. Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở In-đô-nê-xia 101
    2.5.3. Đánh giá công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở In-đô-nê-xia . 105
    Chương 3: Bài học kinh nghiệm về huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở một số nước châu Á
    đang phát triển và vận dụng đối với Việt Nam về mặt chính sách
    112
    3.1. Những vấn đề chung và riêng về huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc, Nêpan
    và In-đô-nê-xia . 112
    3.1.1. Những vấn đề chung 112
    3.1.2. Những vấn đề riêng 114
    3.1.3. Đánh giá chung về công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở 3 trường hợp điển
    hình . 116
    3.2. Bài học kinh nghiệm về huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc, Nê-pan và
    In-đô-nê-xia . 119
    3.2.1. Sự cần thiết phải tranh thủ viện trợ phi chính phủ quốc tế 119
    3.2.2. Huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế phải phù hợp với điều kiện đặc thù của nước tiếp
    nhận 124
    3.2.3. Quản lý nhà nước có tác động trực tiếp đến huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế 128
    3.2.4. Năng lực của nước tiếp nhận có ảnh hưởng đến hiệu quả huy động viện trợ phi chính phủ
    quốc tế . . 132
    3.3. Vận dụng về chính sách huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam trên cơ sở bài
    học kinh nghiệm quốc tế . 136
    3.3.1. Thực trạng thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam . 136
    3.3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam 144
    3.3.3. Đánh giá công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam 146
    3.3.4. Tính cấp thiết của việc huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế đối với Việt Nam trong
    tình hình hiện nay . 153
    3.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam trong
    thời gian tới . . 154
    3.3.6. Một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt
    Nam 159
    Kết luận . 167
    Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả 170
    Tài liệu tham khảo . 171
    Phụ lục .
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay không chỉ có các chủ thể
    truyền thống như nhà nước, doanh nghiệp, các thể chế khu vực và quốc tế mà còn
    có sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ thể dân sự nằm ngoài khu vực công – còn được gọi
    là chủ thể phi chính phủ, hay là các tổ chức phi chính phủ (NGO). Có nhiều yếu tố
    thúc đẩy sự phát triển của các NGO, nhất là trong các thập niên 1980-1990, như:
    hậu Chiến tranh lạnh, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế, phong trào
    xã hội, xu thế dân chủ hoá, cải cách, mở cửa, chuyển đổi cơ cấu, sự phát triển của
    công nghệ thông tin. Cùng với thời gian, các NGO đã có những bước phát triển cả
    về chiều rộng lẫn chiều sâu, được nâng tầm lên thành “khu vực phi chính phủ”,
    tham gia mạnh mẽ vào tiến trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, mở rộng địa bàn hoạt
    động quốc tế, vươn ra những lĩnh vực hoạt động mang tầm quốc tế.
    Nắm bắt xu thế này, trong hơn 4 thập kỷ qua, nhiều nước trên thế giới nói
    chung và ở châu Á nói riêng đã coi trọng và huy động một cách có hiệu quả các
    nguồn lực bên ngoài, trong đó có nguồn lực của các NGO quốc tế (nguồn lực phi
    chính phủ quốc tế). Nguồn lực phi chính phủ quốc tế bao gồm các nguồn lực
    “cứng” như: tài trợ tài chính (viện trợ phi chính phủ quốc tế), nhân lực, cơ sở vật
    chất, khoa học công nghệ .; các nguồn lực “mềm” bao gồm: uy tín, tri thức, tư duy,
    văn hóa, các giá trị . có thể ảnh hưởng đến những đối tượng tiếp cận; và nguồn lực
    tình nguyện viên. Trong các nguồn lực của NGO quốc tế thì nguồn lực viện trợ
    ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ vì đây là nguồn vốn tài trợ không
    hoàn lại 100%, có tỷ lệ giải ngân cao mà còn kèm theo đó là các tác động tích cực
    như chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực, giúp xóa đói, giảm nghèo, phát triển
    cộng đồng, đồng thời tham gia chăm lo phúc lợi, giải quyết các vấn đề xã hội một
    cách hiệu quả và tiên phong giải quyết các vấn đề mới trong phát triển.
    Trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay, để đẩy mạnh công cuộc
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ một xuất phát điểm tương đối thấp, Việt
    Nam cần tranh thủ và phát huy nhiều nguồn lực bên ngoài, trong đó có nguồn lực
    phi chính phủ quốc tế. Trong thời gian tới, trước yêu cầu của tình hình mới với
    nhiều khó khăn về huy động nguồn vốn trong và ngoài nước trong bối cảnh hội
    nhập quốc tế sâu rộng và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc huy động hiệu quả nguồn
    lực, trong đó đặc biệt là viện trợ của các NGO quốc tế càng trở nên quan trọng. Tuy
    nhiên, chúng ta gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác huy động nguồn lực
    phi chính phủ quốc tế do kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều so với nhiều
    nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, kinh nghiệm của các nước đi trước, các
    nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam là cơ sở tốt để chúng ta có thể tham
    khảo cho hoạch định chính sách.
    Trong khuôn khổ có hạn, luận án này lựa chọn 3 nước châu Á đang phát
    triển và mới nổi để nghiên cứu về huy động viện trợ của phi chính phủ quốc tế hỗ
    trợ cho phát triển kinh tế-xã hội; 3 nước này là: Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nêxia.
    Mặc dù không thể có được một trường hợp điển hình hoàn toàn tương thích,
    mỗi nước được lựa chọn đều có một số điểm tương đồng đối với Việt Nam về điều
    kiện lịch sử, kinh tế-chính trị, hoàn cảnh và chính sách phát triển, cũng như có các
    bài học về huy động nguồn lực viện trợ phi chính phủ quốc tế đáng để xem xét.
    Tình hình nghiên cứu
    Những nghiên cứu trong và ngoài nước chuyên sâu về chủ đề phi chính phủ
    và nguồn lực phi chính phủ quốc tế nhìn chung còn chưa nhiều. Trên thế giới, các
    học giả như Mót-lây, Bun và Ri-chen (với công trình “Viện trợ phát triển, tiết kiệm
    và tăng trưởng”), Cờ-rai và Đô-la (với công trình “Viện trợ, cơ chế khuyến khích và
    giảm đói nghèo”), Han-xen (với công trình “Tranh luận về hiệu quả viện trợ”), hay
    Ngân hàng Thế giới (với các báo cáo “Thực trạng viện trợ”) chủ yếu tập trung
    nghiên cứu về huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực hỗ trợ phát triển chính
    thức (ODA) và mối quan hệ với xã hội dân sự. Các học giả như An-hai-ơ (với công
    trình “Nền tảng cho khu vực thứ ba trong tương quan quốc tế”), Gờ-rin-xờ-mít (với
    công trình “Xu thế gây quỹ và tài trợ của NGO quốc tế”), Ba-gu-lây (với công trình
    “Toàn cầu hóa của NGO”), Hút-đốc (với công trình “NGO và xã hội dân sự”), Côten
    (với công trình “Tiến tới thế kỷ 21: Hành động tình nguyện và nghị sự toàn
    cầu”), Ca-li-giê-an (với công trình “Sổ tay về NGO”), . có nghiên cứu về lĩnh vực
    phi chính phủ, nhưng lại chỉ tập trung vào phần lý luận chung, tiếp cận vĩ mô và xu
    thế, hiếm các nghiên cứu về các nước cụ thể và vận dụng thực tiễn.
    Các nghiên cứu về lĩnh vực phi chính phủ trong khu vực cũng còn bất cập.
    Các học giả tiêu biểu của Trung Quốc như Phong (với công trình “Tại sao NGO lại
    phát triển ở Trung Quốc”), Quý và Lưu (với công trình “Quan điểm về NGO quốc
    tế tiếp cận Trung Quốc”), Trần (với công trình “Cộng đồng NGO tại Trung Quốc
    mở rộng liên kết”), Mã (với công trình “Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và NGO quốc
    tế đến phát triển NGO Trung Quốc”), Chí (với công trình “Trung Quốc siết lại kiểm
    soát NGO trong nước”), . mới tập trung nghiên cứu đối tượng các NGO trong nước
    và xã hội dân sự, ít đề cập đến nguồn lực viện trợ của các NGO quốc tế tại các nước
    này, nếu có đề cập thì chưa đi sâu phân tích về công tác huy động. Tương tự với
    trường hợp Nê-pan và In-đô-nê-xia: nghiên cứu của các tác giả Nê-pan như Đa-can
    (với công trình “Liệu NGO có phải là sự lựa chọn tốt cho phát triển ở Nê-pan), Phahát
    (với công trình “Phát triển tại Nê-pan: Khả năng thông qua NGO”), Da-ga-đít
    (với công trình “Chính sách của NGO tại Nê-pan”); hay các tác giả In-đô-nê-xia
    như Nu-gờ-rô-hô (với công trình “NGO, Internet và phát triển bền vững”), Na-han
    (với công trình “NGO phá hoại dân chủ”), Xê-tia-oan ( với công trình “NGO - một
    lực lượng xã hội mới”), . chủ yếu mang tính thông tin, chưa toàn diện về hoạt động
    hẹp của NGO quốc tế tại các nước này, tập trung nhiều vào đối tượng tiếp nhận viện
    trợ (NGO trong nước) hơn là phân tích nhằm vào đối tượng viện trợ (NGO quốc tế).
    Những nghiên cứu chuyên sâu về phi chính phủ quốc tế và huy động viện trợ
    phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu của
    các tác giả trong nước như Nguyễn Văn Thanh (với công trình “Tổ chức và hoạt
    động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”), Phạm Chí Dũng (với công trình
    “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam – Con cá hay cần câu”), Ban Điều phối viện trợ
    nhân dân (với các “Báo cáo tổng kết công tác phi chính phủ nước ngoài”), các “Báo
    cáo quốc gia” về Việt Nam của NGO lớn như Ốc-pham, Quỹ Pho, Plan . đã phần
    nào đề cập đến thực trạng viện trợ phi chính phủ quốc tế nhưng các số liệu chưa cập
    nhật và chưa phân tích sâu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực viện trợ
    này. Các nghiên cứu này cũng chưa đưa ra mô hình huy động viện trợ phi chính phủ
    quốc tế với tiếp cận từ phía nước tiếp nhận; cũng như chưa mang tính toàn diện,
    chưa phổ biến rộng rãi trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách.
    Như vậy, còn ít nghiên cứu thực tiễn về lĩnh vực phi chính phủ và nguồn lực
    phi chính phủ quốc tế, đặc biệt nghiên cứu cụ thể về huy động nguồn lực viện trợ
    phi chính phủ quốc tế dưới góc độ các nước đang phát triển (tiếp nhận) nói chung,
    đặc biệt là các nước có hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa gần giống với Việt Nam;
    cũng như còn thiếu các nghiên cứu tổng quát hoá và vận dụng thực tiễn đối với Việt
    Nam như luận án này.
    Đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu việc huy động (thu hút và quản lý) nguồn lực
    từ các NGO quốc tế của các nước châu Á đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là
    Trung Quốc, Nê-pan, In-đô-nê-xia và Việt Nam. Nghiên cứu này xem xét các chủ
    thể có liên quan đến công tác vận động, điều phối và quản lý viện trợ phi chính phủ
    quốc tế, bao gồm: nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa
    phương, các tổ chức chính trị-xã hội do các nước lập nên hoặc hậu thuẫn để thực
    hiện chức năng vận động, điều phối, quản lý NGO (quốc tế và trong nước), cũng
    như cơ quan chuyên trách về công tác phi chính phủ của các nước.
    Mục đích nghiên cứu
    Trước hết, luận án này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
    khu vực phi chính phủ và nguồn lực phi chính phủ quốc tế, đặc biệt là nguồn lực
    viện trợ. Phần chính của luận án này tập trung nghiên cứu công tác huy động nguồn
    lực viện trợ phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế-xã hội tại 3 trường hợp
    điển hình với hy vọng giúp các chủ thể tham gia vào mối quan hệ với NGO quốc tế,
    trong đó bao gồm các đối tác địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung
    ương và địa phương, cũng như các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam có nhận
    thức đúng đắn về chủ thể này trong tiến trình hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó,
    luận án hướng tới giúp nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo, vận dụng trong
    xây dựng chính sách, xây dựng mô hình huy động hiệu quả nguồn viện trợ và nhìn
    rộng hơn là nguồn lực nói chung của các NGO quốc tế cho công cuộc xóa đói
    nghèo, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
    Phạm vi nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...