Luận Văn Huy động các nguồn lực phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành phố tri thức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:


    Qua 20 năm đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập vào

    nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, tốc độ

    tăng trưởng thuộc loại cao nhất trên thế giới, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến

    bộ xã hội; là nước có thành tích giảm nghèo được thế giới khen ngợi; đời sống nhân

    dân nâng cao rõ rệt.

    Tuy vậy chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế

    còn rất thấp. Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn, với tỷ lệ là

    64%; nhân tố năng suất tổng hợp (total factor productivity -TFP) chỉ đóng góp có

    19%. Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, trong

    GDP tỷ lệ nông nghiệp còn chiếm khoảng 20%, dịch vụ chỉ đạt 38%. (Trong khi đó,

    tính bình quân trên toàn thế giới tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là 5%, dịch vụ là

    65%). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản ít qua chế biến;

    sản phẩm công nghệ cao không đáng kể. Đầu tư kém hiệu quả. Hệ số ICOR trong

    những năm gần đây lên đến xấp xỉ 5. Cùng một tỷ lệ đầu tư trên GDP như vừa qua,

    nếu chính sách đầu tư đúng, có hiệu quả thì lẽ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai

    con số.

    Theo phương pháp đánh giá của Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới

    (WBI) chỉ số phát triển kinh tế tri thức (knowledge economy index – KEI) của Việt

    Nam năm 2005 là 2,9; thuộc nhóm trung bình kém. Tốc độ đổi mới chậm chạp, hệ

    thống đổi mới chưa được hình thành, các yếu tố trụ cột của đổi mới còn non yếu.

    Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ vào khoảng 0,2 -

    0,3% doanh thu, (trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%). Theo xếp hạng

    chuyển giao công nghệ của WEF năm 2006 , Việt Nam xếp thứ 102/116 (giảm 33

    bậc so với năm 2005) quốc gia. Các lý do hạn chế chuyển giao công nghệ là do lạc

    hậu về nhận thức; khó khăn về vốn; thiếu thông tin và kiến thức, thiếu kinh nghiệm

    lựa chọn, mua bán công nghệ. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của VN hằng năm chỉ

    đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực thì tỷ lệ này đạt 15-20%.

    Khái quát lại, nền kinh tế VN đang còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài

    nguyên và lao động, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp, giá trị do tri thức

    tạo ra không đáng kể; chưa khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của con

    người. Sự chuyển mạnh sang hướng, trong khi tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao trong

    tổng giá trị thương mại thế giới từ 24% năm 1975 đã tăng lên 49% năm 2000. Phát

    triển dựa trên tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn. Bỏ lỡ thời cơ

    lớn VN sẽ tụt hậu xã hơn và đó là hiểm họa của dân tộc.

    Báo cáo chính trị tại Đại Hội X của Đảng đã chỉ ra: "Tranh thủ cơ hội thuận

    lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá

    trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn

    với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh

    tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh

    tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri

    thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số

    lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở

    từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội."

    Tháng 07/2006, tại Đà Lạt đã diễn ra hội thảo “Xây dựng và phát triển thành

    phố Đà Lạt thành thành phố tri thức”, với ý tưởng và tài trợ cho hội thảo của Ông

    Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty CP Trung Nguyên.

    Báo Tuổi trẻ số ra ngày 22/07/2006, tạp chí kiến trúc nhà đẹp (số 1/2007) đã

    đăng tải những ý tưởng của các nhà chuyên môn về tính khả thi của việc xây dựng

    thành phố Đà Lạt trở thành thành phố tri thức.

    Tuổi trẻ online (24/03/2007) đã đăng tải nội dung “V/v Bộ Trưởng Bộ Xây

    dựng Nguyễn Hồng Quân vừa báo cáo Thủ tướng xem xét việc “nâng cấp” Đà Lạt

    là thành phố đặc thù trực thuộc trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới.

    Theo Bộ Xây dựng, thành phố Đà Lạt sẽ trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, du

    lịch, đồng thời là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. Phương án

    hình thành tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích khoảng 641.670ha, dân số khoảng

    680.000 người, tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh miền Đông Nam bộ với

    hệ thống giao thông liên vùng đã và đang xây dựng, trong đó có tuyến đường sắt và

    cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt sắp khởi động. Thị xã Bảo Lộc là thị xã thuộc tỉnh trong

    những năm qua được đầu tư xây dựng đủ điều kiện trở thành đô thị loại 3 và là

    trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng mới.”

    Báo Tuổi trẻ số ra ngày 15/04/2007, có đăng tải nội dung “ Nhà đầu tư Pháp

    muốn xây dựng Đà Lạt thứ hai ở ĐanKia - Suối vàng (cách trung tâm Đà Lạt 22

    km) với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ Euro. Tuy nhiên, chủ tịch UBND tỉnh Lâm

    Đồng cho biết vì các tập đoàn của Nhật đã đăng ký và đeo đuổi suốt ba năm qua

    việc đầu tư 1,2 tỷ USD xây dựng “thành phố lãng mạn” (Romantic town) nên tỉnh

    tiếp tục chờ tiến độ thúc đẩy đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật.”

    Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Huy động các nguồn

    lực phát triển Tp. Đà Lạt trở thành thành phố Tri thức”.

    II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

    Vấn đề cơ bản mà đề tài quan tâm muốn giải quyết nghiên cứu những nguồn

    lực hiện có tại Đà Lạt, các kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng phát

    triển một thành phố trở thành thành phố Tri thức, từ đó đề ra các định hướng và các

    giải pháp để phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành phố Tri thức.

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn lực của thành phố Đà Lạt về tài

    nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các di tích lịch sử, công trình kiến trúc,

    vốn vật chất, vốn xã hội hiện có của Đà Lạt để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp

    nhằm xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố Tri thức đầu tiên của Việt

    Nam.

    III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU:

    Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện

    chứng, duy vật lịch sử, vận dụng các kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong

    việc xây dựng và phát triển một thành phố trở thành thành phố Tri thức, các chủ

    trương của Chính phủ, các tư tưởng của các chuyên gia về tính khả thi của việc xây

    dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố Tri thức.

    Một số nguyên tắc và phương pháp sau đây cũng được quán triệt và vận

    dụng: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic, nguyên

    tắc trừu tượng đến cụ thể, phương pháp diễn dịch, phương pháp hệ thống .

    IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: Tổng quan các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế

    Chương II: Thực trạng các nguồn lực của Tp. Đà Lạt và tính cấp thiết phải

    xây dựng Tp. Đà Lạt trở thành Tp.Tri thức

    Chương III: Các giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

    xây dựng và phát triển Tp. Đà Lạt trở thành Tp.Tri thức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...