Tiểu Luận Hương ước và luật tức

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hương ước và luật tức
    Phần 1: Hương ước
    I.Khái niệm
    II.Nội dung
    1.Lịch sử hình thành của hương ước
    2.Sự khác nhau giữa hương ước và pháp luật ngày xưa
    3.Những chính sách của nhà nước
    4.Hiện trạng
    5.Những giá trị của hương ước
    Bản hương ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, Hà Nội
    Phần 2: Luật tục
    I. Khái niệm
    II. Đặc điểm
    III. Nội dung
    IV.Giá trị xã hội
    V.Luật tục trong xây dựng hương ước

    PHẦN I: HƯƠNG ƯỚC
    I.Khái niệm
    Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, luật làng luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng xã Việt Nam. Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử
    Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã. Nó là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật. Hương ước ra đời là sản phẩm của làng xã và việc dùng hương ước để quản lý xã hội từng có tiền lệ trong lịch sử, không riêng ở Việt Nam mà cả ở các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hương ước cũng rất được chú trọng.
    Ở Trung Quốc: từ xa xưa đã có hương ước, còn gọi là hương quy dân ước của cộng đồng dân cư thôn, hương (giống như làng, xã ở Việt Nam) buộc mọi người phải tuân thủ. Trong đó, có những quy định rất tiến bộ như: Họ Lữ thường hay lập hương ước cho dân, phàm những người cùng nhau đồng tâm, giúp nhau lập đức, lập nghiệp, sửa chữa lỗi lầm, hoạn nạn thương yêu nhau.
    Ở Nhật Bản, từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, các thôn làng đều có Mô-ra-ô-kite (tạm dịch là thôn định - tức các quy định của thôn). Sau Minh Trị duy tân, các thôn định vẫn được duy trì. Cho đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tại nhiều thôn làng ở miền Trung Nhật Bản vẫn còn tồn tại các giác thư như là những quy định riêng của mỗi cộng đồng dân cư. Có nhiều loại giác thư quy định những vấn đề cụ thể như việc bảo vệ đê điều, việc dẫn nước tưới và tiêu cho đồng ruộng, việc thoả thuận phân chia địa giới giữa hai làng kề cận. Bên dưới các giác thư này đều có chữ ký của đại diện các nhóm xã hội, các dòng họ trong thôn làng.
    Ở Hàn Quốc, cho đến đầu thập kỷ 70 cuối thế kỷ XX, nông thôn vẫn còn hương ước, được hình thành trên cơ sở các tộc ước, tộc quy. Cho đến thập kỷ 80, nhiều làng vẫn còn duy trì Ban bảo vệ hương ước do dân tự lập ra. Nhiệm vụ của Ban này là duy trì nếp sống văn hoá của cộng đồng theo truyền thống dân tộc.
    Như chúng ra đã biết hương ước được người dân gọi một cách dễ hiểu là lệ làng bao gồm cả những điều được ghi chép cũng như không được ghi chép từ thành văn đến bất thành văn. Và trong hương ước nhiều làng còn ghi chép lại những tập quán từ thời công xã nguyên thủy xa xưa
    Ví Dụ :Tục uống khoán trong hương ước của làng Hạ Bằng ở Thạch Thất( Hà Nội) quy định ngày mùng 1 tháng giêng hàng năn có lệ uống khoán, uống máu ăn thề, thề không an gian nói dối, thề không lấy cắp của nhau
    Theo Đinh Gia Khánh-Văn hóa dân gian Việt Nam-NXB chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 1995: ”Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội ,cũng như đến đời sống xã hội, cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết.”
    Theo Lời giới thiệu của cuốn “Hương ước cổ Hà Tây” của Nguyễn Tá Nhí dịch: “Hương ước là những điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,cá nhân với tổ chức, giữa tập thể này với tập thể khác.”
    Như vậy, Hương ước vừa là kết quả vừa là yêu cầu của quá trình phát triển nội tại của đời sống làng xã. Nó kế tục và hoàn thiện những quy ước cổ sơ của mỗi nhóm dân cư trong từng lũy tre xanh
     
Đang tải...