Tiểu Luận Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học viện Báo chí và tuyên truyền
    Khoa Quan hệ quốc tế

    Bài tập môn: Lý Thuyết Truyền Thông
    Đề tài: Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên
    “Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên
    Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Việt Nga
    Hà Nội - 2012
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 2
    1.Lý do chọn đề tài: 2
    2. Xác định và phân tích đối tượng: 3
    2.1.Đối tượng trực tiếp. 3
    2.2. Đối tượng gián tiếp: 4
    3. Phân tích thực trạng: 6
    3.1: Phân tích đặc điểm nội lực và ngoại lực: 6
    3.2:Cách phân tích thực trạng thông qua sắp xếp đối xứng nội lực và ngoại lực: 7
    3.3. Giải pháp khắc phục: 8
    4. Xác định mục tiêu: 8
    4.1. Mục tiêu chung: 8
    4.2.Mục tiêu cụ thể: 9
    4.3. Lựa chọn mô hình truyền thông. 10
    5. Xây dựng thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông: 11
    5.1. Xây dựng thông điệp. 11
    5.2. Lựa chọn kênh truyền thông. 12
    6. Kế hoạch hoạt động và chỉ tiêu đánh giá: 13
    6.1. Hoạt động 1: 13
    6.2. Hoạt động 2: 15
    6.3. Hoạt động 3: 17
    6.4. Hoạt động 4: 19
    6.5. Hoạt động 5: 20
    7. Bảng phân bố lịch trình hoạt động và dự dù kinh phí 22
    7.1. Lịch trình hoạt động: 22
    7.2. Dự trù kinh phí 25
    8. Kế hoạch giám sát, đánh giá. 27
    8.1. Giám sát 27
    8.2. Đánh giá. 28
    9. Kết luận. 30


    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài
    Như mỗi chúng ta đã biết, việc học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên hoàn thiện hơn về mặt nhân cách cũng như đạo đức. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các giá trị văn hóa mới đang du nhập mạnh mẽ vào nước ta, ảnhhưởng không nhỏ tới lối sống, cách cư xử của một bộ phận thanh niên. Chính vì vậy, nếp sống văn minh cho sinh viên đã, đang và sẽ là vấn đề được quan tâm hang đầu.
    Như thế nào là sống văn minh? Như thế nào là sinh viên thực hiện nếp sống văn minh? Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người.
    Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành bộ luật “ Bảy điều cấm cho sinh viên trong các trường đại học ” đã góp phần mạnh mẽ thúc đẩy phong trào sống văn minh trong sinh viên, không chỉ sống đẹp, sống tốt trong nhà trường mà còn phải giữ vững nét tốt đẹp ấy ở cả ngoài xã hội .
    Trong bối cảnh hiện nay, khi các làn song văn hóa bên ngoài nước ta diễn ra mạnh mẽ, việc tuyên truyền ,giáo dục lối sống văn minh cho sinh viên là vô cùng quan trọng, nó vừa là yếu tố căn cốt, vừa thúc đẩy xã hội phát triển văn minh hơn.
    2. Xác định và phân tích đối tượng:
    2.1. Đối tượng trực tiếp:

    Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường chúng ta được thể hiện thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự, văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc mọi nơi .Việc xây dựng nội quy 7 điều sinh viên không được làm là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương lai . Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực
    Khu vực Cầu Giấy là một trong những khu vực phát triển chính của thành phố, cách trung tâm thành phố 6km, có các trục giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Sơn Tây. Đây là khu vực tập trung nhiều trường Đại học và Cao đẳng, tập trung nhiều dân cư và sinh viên, là nơi kinh tế- xã hội phát triển.
    Đối tượng trực tiếp để truyền thông là sinh viên các trường Đại học thuộc khu vực Xuân Thuỷ - Cầu Giấy. Gồm 3 trường: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm 1 và Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Sinh viên 3 trường này nằm ở khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để học tập cũng như giao lưu học hỏi, tiếp thu với nhiều nét đẹp văn hoá, qua đó để nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân hơn. Điểm nổi bật của sinh viên là những người năng động và sáng tạo. Sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, họ còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật. Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện Ngoài giờ học, những sinh viên tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội.
    Ở trường lớp họ không chỉ là những người học tập tốt mà còn luôn thực hiện đúng theo những quy định của nhà trường, tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập, đi học đầy đủ đúng giờ, dùng những lời nói cử chỉ đúng mực với thầy cô và bạn bè trong giờ học cũng như ngoài giờ học, ăn mặc trang phục phù hợp khi đến trường lớp .
    2.2. Đối tượng gián tiếp:
    Đối tượng gián tiếp ở đây là những người sinh sống và tiếp xúc với sinh viên hàng ngày như ông bà, cha mẹ, những người thân quen, hay ở nhà trường là những thầy cô giáo.
    Ông bà, cha mẹ là những người có quan hệ huyết thống, họ là những người có ảnh hưởng lớn đến tính cách, những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Họ là những người bước đầu tạo dựng nếp sống cho mỗi chúng ta. Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách làm người. Sinh viên sống trong gia đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông họ. Gia đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
    Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các sinh viên. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở nhà trường, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...