Luận Văn Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục






    Lời mở đầu 7 1 Mục đích và lý do xây dựng Hướng dẫn 9
    1.1 Tình hình người khuyết tật trên toàn cầu 9


    1.2 Cách sử dụng Hướng dẫn 9


    2 Xu hướng luật pháp về người khuyết tật hiện nay 12


    2.1 Các công ước và khuyến nghị của ILO 12


    2.2 Người khuyết tật dưới góc độ quyền con người 13


    2.3 Nguyên tắc không phân biệt đối xử 14


    2.4 Vị trí của vấn đề người khuyết tật trong hệ thống luật pháp 14


    2.5 Khái niệm về người khuyết tật 18


    2.6 Định nghĩa về người khuyết tật trong văn bản pháp luật 19


    2.7 Nguyên tắc bình đẳng 21


    2.8 Chính sách xã hội và chính sách việc làm ưu đãi 22


    2.9 Khuyết tật và giới 23


    3 Luật pháp về chống phân biệt đối xử 26


    3.1 Vấn đề người khuyết tật trong pháp luật 26


    3.2 Phạm vi điều chỉnh của luật người khuyết tật 26


    3.3 Các hình thức phân biệt đối xử 28


    3.4 Môi trường làm việc phù hợp 29


    3.5 Hoán đổi trách nhiệm cung cấp chứng cứ 32


    4 Chính sách định mức 34


    4.1 Chính sách phạt định mức 34


    4.2 Định mức bắt buộc không đi kèm với biện pháp chế tài 36


    4.3 Định mức không bắt buộc dựa trên cơ sở khuyến khích thực hiện 37


    4.4. Thực hiện hiệu quả chính sách định mức 38


    4.4.1 Người khuyết tật nào là đối tượng của chính sách định mức 38


    4.4.2 Làm thế nào để xác định người đủ tiêu chuẩn hưởng chính sách định mức
    việc làm 39


    4.4.3 Chính sách định mức có nên dành ưu tiên cho một số người khuyết tật không? 40


    4.4.4 Định mức chuẩn hay định mức thay đổi theo ngành, vùng 41


    4.4.5 Thế nào là tỉ lệ định mức hợp lý? 42















    4.4.6 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thuộc phạm vi áp dụng chính sách định mức không? 42


    4.4.7 Có nên áp dụng chính sách định mức cho cả thành phần kinh tế tư nhân và
    kinh tế nhà nước không? 43


    4.4.8 Các giải pháp cho doanh nghiệp lựa chọn 44


    5 Lập kế hoạch thực hiện 45


    5.1 Vai trò của thông tin tuyên truyền 45


    5.2 Các biện pháp hỗ trợ việc làm 46


    5.2.1 Cung cấp thiết bị chuyên dụng 46


    5.2.2 Cung cấp thiết bị cho sinh hoạt hàng ngày 47


    5.2.3 Cung cấp phương tiện đi lại 48


    5.2.4 Trợ giúp tài chính 48


    Hỗ trợ tài chính 49
    Thưởng tiền nhằm khuyến khích tuyển dụng 50 6 Soạn thảo pháp luật và chính sách 52
    6.1 Tham vấn các thành phần xã hội và tổ chức dân sự 52


    6.1.1 Tham vấn tổ chức của người khuyết tật 52


    6.1.2 Tham vấn chủ sử dụng lao động và tổ chức của họ 54


    6.1.3 Tham vấn người lao động và công đoàn 55


    6.1.4 Tham vấn nhà cung cấp dịch vụ 55


    6.1.5 Tham vấn các bên có quan tâm khác 55


    6.2 Quá trình tham vấn 56


    Ví dụ về tham vấn thông qua các tổ chức ba bên hiện có 59


    7 Thực thi pháp luật 60


    7.1 Luật pháp trong cuộc sống 60


    7.2 Khẳng định quyền theo luật định 62


    7.3 Tăng cường bộ máy tư pháp 62


    7.4 Thể chế hành chính cho chế tài 63


    7.4.1 Cơ quan điều tra độc lập 64


    7.4.2 Ủy ban nhân quyền, cơ hội bình đẳng hoặc ủy ban về người khuyết tật 65


    7.5 Các biện pháp khác 65


    7.5.1 Tuân thủ hợp đồng 66


    8. Tóm tắt những điểm chính của Hướng dẫn 68


    Tài liệu tham khảo 71


    Lời mở đầu


    Trong suốt một thời gian dài, người ta vẫn cho rằng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người khuyết tật có mối liên quan chặt chẽ, và trên thực tế là hậu quả không tránh khỏi, của sự sút kém về tinh thần và thể chất của những người khuyết tật. Nhưng tới nay, mọi người đều thừa nhận rằng nguyên nhân chính của những bất lợi mà người khuyết tật đang phải đối mặt, cũng như việc họ thường xuyên bị tách biệt khỏi xã hội không phải do tình trạng khuyết tật của từng cá nhân, mà chính là hậu quả của những phản ứng tiêu cực từ toàn xã hội đối với người khuyết tật. Chính luật pháp và các chính sách đã góp phần tạo ra các phản ứng tiêu cực này.


    Các vấn đề liên quan đến người khuyết tật đang ngày càng được xem xét dưới góc độ quyền của con người. Tư tưởng cơ bản của luật nhân quyền, dưới góc độ lấy nhân phẩm là vấn đề cốt lõi, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền được sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá. Điều này thể hiện một chân lý rất đơn giản nhưng cũng rất quan trọng rằng người nào cũng là con người. Tương ứng với quyền của từng cá nhân, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền con người. Cách nhìn này đã tạo ra những chuyển biến lớn trong luật pháp quốc gia và quốc tế. Ngày nay, ngày càng có nhiều người công nhận rằng cần phải bảo vệ và tăng cường quyền của người khuyết tật thông qua các bộ luật chung cũng như luật chuyên về người khuyết tật, tăng các chính sách, các chương trình. Chính phủ các nước có thể đạt được điều này thông qua công tác xây dựng pháp luật của mình.


    Hướng dẫn này thể hiện quan điểm nhìn nhận vấn đề về người khuyết tật như một vấn đề về quyền. Với mục đích phục vụ đối tượng là các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập pháp, Hướng dẫn này được xây dựng nhằm hỗ trợ cải thiện tính hiệu quả của pháp luật của các quốc gia liên quan đến vấn đề đào tạo và việc làm cho người khuyết tật trong khuôn khổ một dự án của ILO mang tên “Việc làm cho người khuyết tật: Tác động của hệ thống luật pháp”. Dự án này do chính phủ Ireland tài trợ với mục tiêu là tăng cường năng lực cho chính phủ một số nước nhằm thực thi hiệu quả luật pháp liên quan đến việc làm cho người khuyết tật – dù đó là các bộ luật mới, luật sửa đổi hay các quy định, chính sách để thực hiện luật . Ngoài việc tổng hợp các thông tin liên quan đến luật pháp và hiệu quả thực thi của các luật đó, dự án còn cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho một số chính phủ nhằm tiến hành các biện pháp cần thiết để cải thiện hệ thống luật pháp của họ. Dự kiến hướng dẫn này có tác dụng như một công cụ hỗ trợ tham vấn kỹ thuật và dành cho tất cả các quốc gia tham gia.


    Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Lisa Waddington và Tiến sĩ Aart Hendriks của Viện Nghiên cứu Pháp lý xuyên quốc gia Maastricht Châu Âu (METRO), Trường Đại học Maastricht, Hà Lan, người đã xây dựng bản hướng dẫn này; xin cảm ơn bà Jane Hodges, Chương trình của ILO về Đối thoại xã hội, Luật lao động và Quản lý lao động đã cung cấp các thông tin và những góp ý quý báu trong quá trình soạn thảo hướng dẫn này; Xin cảm ơn Tiến sĩ Pauline Conroy, Ralaheen, Dublin Ailen đã giúp chúng tôi đưa ra được một hướng dẫn dễ hiểu cho bạn đọc

    quốc tế; cảm ơn bà Debra Perry và ông Bob Ranom, các chuyên gia về vấn đề khuyết tật của ILO đã có những nhận xét và đề xuất rất hữu ích vào giai đoạn cuối của việc biên soạn này; và cảm ơn bà Jo-Ann Bakker về những đóng góp chi tiết giúp hoàn thành cuốn sách này; Cuối cùng, xin cảm ơn bà Barbara Murray, Phòng Kỹ năng Công việc và Khả năng tìm việc làm của ILO đã có những đóng góp cho hướng dẫn giúp cho việc chỉnh sửa và điều phối toàn bộ quá trình soạn thảo hướng dẫn này .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...