Tiểu Luận Hướng đi mới cho ngân hàng chính sách xã hội tín dụng phải dựa vào lòng tin (tiểu luận tài chính tiề

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang Mục lục 2 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3 1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội 3 1.2. Ngân hàng Grameen – ngân hàng phục vụ người nghèo 4 1.2.1. Lịch sử thành lập 4 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động 6 1.2.3. Thành quả đạt được 7 1.3. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – NHCSXH VN 8 1.3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 8 1.3.2. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 9 2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHCSXH VN 12 2.1. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam 12 2.2. Những bất cập trong hoạt động của NHCSXH VN 15 2.3. Nguyên nhân của những bất cập 16 3. HƯỚNG ĐI MỚI CHO NHCSXH VN – TÍN DỤNG PHẢI DỰA TRÊN LÒNG TIN 16 4. KẾT LUẬN 18
    3
    1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
    1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội
    Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời, tồn tại và phát triển với mục đích huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay trên nguyên tắc bù đắp chi phí hoạt động và có lãi. Bởi vì là một hoạt động kiếm lời, nên NHTM có những quy định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho mình, dẫn đến không phải ai cần vốn cũng đều được NHTM cho vay, đặc biệt là những người nghèo, những người không đủ điều kiện tín dụng đảm bảo. Vì thế người nghèo luôn phải sống trong vòng lẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập thấp hơn”. Theo thống kê của Liên hiệp quốc (LHQ), một nữa dân số thế giới sống với mức thu nhập dưới 2USD/ngày, trong đó có khoảng 1,2 tỉ người đang phải sống trong cảnh nghèo đói. Điều đó cho thấy nghèo đói luôn là vấn nạn lớn của toàn cầu, và mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia muốn thực hiện. Từ những nhu cầu khách quan đó, vào những năm 70, các nước trên thế giới đã bắt đầu nảy ra một ý tưởng về một mô hình tín dụng cung cấp vốn cho người nghèo. Tuỳ vào lịch sử hình thành và mục đích hoạt động, mà ở mỗi quốc gia có những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này. Nhưng ta có thể hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất, đó là các ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại.
    4
    Dựa vào tính chất của đối tượng vay, hoạt động cho vay của NHCSXH có thể phân thành 3 loại:
    - Cho vay xoá đói giảm nghèo.
    - Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế.
    - Cho vay các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay thông thường hoặc với các điều kiện ưu đãi.
    Còn dựa vào nguồn gốc thành lập, NHCSXH được chia làm 2 loại: sở hữu tư nhân do tư nhân thành lập, kiểm sát và hoạt động; sở hữu nhà nước do nhà nước thành lập, kiểm sát và hoạt động. Từ chỗ nguồn gốc thành lập, mà các hoạt động cho vay của các NHCSXH cũng bị ảnh hưởng nhiều. Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội:
    - Tạo nguồn vốn thoát nghèo cho người nghèo, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội.
    - Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ phát triển.
    - Thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của chính phủ trong giáo dục, y tế, khoa học.
    1.2. Ngân hàng Grameen – ngân hàng phục vụ người nghèo
    1.2.1. Lịch sử thành lập
    Ngân hàng Grameen là ngân hàng phục vụ người nghèo ở Bangladesh. Nguồn gốc của Grameen có thể được được tính từ năm 1976 khi Giáo sư Muhammad Yunus – Giám đốc chương trình kinh tế nông thôn ở Đại học Chittagong, Bangladesh – thực hiện dự án nghiên cứu khảo sát tính khả thi của việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho vùng nông thôn nghèo. Dự án Ngân hàng Grameen (Grameen có nghĩa là nông thôn hoặc thôn làng trong tiếng Bangla) bắt đầu đi vào hoạt động với các mục tiêu sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...