Luận Văn Hướng đi cho nguồn nhân lực đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hướng đi cho nguồn nhân lực đồng bằng
    sông cửu long


    Trong thời kì hội nhập như hiện nay thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ rất quan trọng của cả nước nói chung và của đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, nguồn nhân lực vừa là ưu điểm lại vừa là khuyết điểm của đồng bằng Sông Cửu Long, giải quyết được mâu thuẫn này sẽ mang lại nguồn lực phát triển cho vựa lúa lớn nhất của nước ta. Đồng bằng Sông Cửu Long đang là điểm đến của các nhà đầu tư bởi vì đồng bằng Sông Cửu Long có những thế mạnh về nông nghiệp và vị trí địa lý nhưng bên cạnh đó nguồn nhân lực ở nơi đây chưa tương xứng tầm với quy mô phát triển. Việc tìm ra những hình thức và bước đi hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội là một thách thức lớn của vùng bài toán về nguồn nhân lực đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vấn đề lớn liên quan đến sự phát triển của nhiều vùng nhiều ngành.
    Thực trạng nguồn nhân lực tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long: với dân số trên 17 triệu người, lực lượng lao động dồi dào (chiếm 22% dân số cả nước) tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực đồng bằng Sông Cửu Long còn thấp tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25% trong đó tỷ lệ chung cả nước là 74,6%. Với tỷ lệ này đồng bằng Sông Cửu Long xếp thứ 7/8 vùng của cả nước. Hiện tại chỉ gần 20% lao động công nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long có trình độ tay nghề và chuyên môn hoá cao, khoảng 17% lao động có tay nghề đang trực tiếp sản xuất, cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ lệ giữa thầy và thợ chênh lệch nhiều. Các chỉ số về giáo dục - đào tạo, dạy nghề đều thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Sau nhiều năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa, một trong những vấn đề bức xúc, đồng thời là một thách thức, đó là vấn đề đào tạo và cơ chế sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, để đáp ứng yêu cầu trên cần thực hiện một số việc sau:
    Một là quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới giáo dục - đào tạo cả nước gắn chặt với quy hoạch vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
    Bởi vì đào tạo là biện pháp hàng đầu để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Phải quan tâm gắn chặt mạng lưới các trường đào tạo với đặc thù của từng địa phương, chú trọng đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng lưới các trường, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh đào tạo liên thông, tạo nhiều cơ hội học tập cho người dân đồng bằng Sông Cửu Long, thực hiện tốt phương châm “5 tại chỗ” (tuyển dụng tại chỗ, đào tạo tại chỗ, thực hành tại chỗ, sử dụng tại chỗ và phát triển tại chỗ). Trong đó phân trách nhiệm đối với từng nhóm trường để đào tạo nguồn nhân lực cho sát với yêu cầu phát triển của vùng.
    Các viện, trường đại học trong vùng phải tập chung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sát với yêu cầu phát triển của vùng, các viện, trường đại học trong vùng phải tập chung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn và trình độ quản lý phục vụ cho các doanh nghiệp, khẩn trương đào tạo các giảng viên cho các trường dạy nghề của các tỉnh. Các trường cao đẳng cồng đồng tập chung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có chuyên môn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng mở rộng. Liên thông và liên kết đào tạo cho các lĩnh vực đang có nhu cầu thiết thực tại địa phương.
    Các trường dạy nghề của tỉnh tập trung đào tạo lao động thủ công có tay nghề đối với nhóm lao động có trình độ thấp, cung ứng công nhân lao động cho các doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ cao mà chỉ cần lao động có kỹ năng tay nghề tốt.
    Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay cần chú trọng trong đào tạo ngắn hạn gắn với đào tạo trong phát triển lâu dài, cân đối phát triển giáo dục đào tạo với tăng cường dạy nghề, bên cạnh việc xây dựng hệ thống trường dạy nghề, cần xây dựng và mở rộng hệ thống trường cao đẳng cộng đồng ở tất cả các tỉnh, thành trong vùng. Loại hình này sẽ phục vụ cho nhu cầu học tập của cộng đồng, bằng những hình thức đào tạo theo từng học phần khác nhau, cũng như thiết kế chương trình học và thời gian học theo nhu cầu, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Chương trình học có thể bắt đầu bằng đào tạo thợ sau đó liên thông từng cấp và sau cùng nâng lên trình độ đại học, cộng đồng cần học gì thì nhà trường thiết kế chương trình theo đúng yêu cầu đó, khi kết thúc học phần, học viên có thể ra trường đi làm, ứng dụng ngay những kiến thức đã học, sau này nếu có điều kiện học viên có thể quay lại học tiếp để lấy bằng cử nhân, liên thông lên đại học.Tạo điều kiện và khuyến khích mở các trường cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh có sự hỗ trợ của các đại học ngoài vùng, đặc biệt là ở thành phố hồ chí minh, để mở các phân hiệu đào tạo cho đồng bằng sông cửu long.
    Xây dựng một trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng tại thành phố cần thơ. Với mục tiêu đào tạo kiến thức sư phạm, phương pháp giảng dạy mới, kỹ năng thực hành, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy ở trường. Trong đó tập chung đào tạo bậc đại học ở những ngành kĩ thuật, công nghệ cao, để phục vụ cho nông nghiệp, nhằm làm tăng giá trị nông sản phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng từ cơ bản là nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ công nghệ thông tin cho nhu cầu của các cơ quan các doanh nghiệp.
    Hai là nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đồng bằng Sông Cửu Long.
    Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục ở đồng bằng Sông Cửu Long cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng ngang với mặt bằng chung của cả nước, khai thác tối đa các nguồn đầu tư khác bằng phương thức “xã hội hoá và thị trường hóa giáo dục”, nhằm xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, mở rộng quy mô trường lớp. Đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đảm bảo cho các trường, trung tâm dạy nghề cơ bản có trường lớp dạy, nhà xưởng và trang thiết bị cho học viên thực hành. Tập chung đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị phòng học, giảng đường, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng.
    Ba là phát triển nhiều hình thức dạy nghề
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...