Chuyên Đề Hướng dẫn việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định việc đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý vi phạm đối với đề tài khoa học xã hội thuộc chương trình khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là KH&CN) cấp nhà nước và đề tài, dự án khoa học xã hội độc lập cấp nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là đề tài).

    2. Đề tài liên quan đến bí mật quốc gia, đặc thù của an ninh, quốc phòng và một số nhiệm vụ đặc biệt cấp bách, có nội dung phức tạp, nhạy cảm được đánh giá, nghiệm thu theo quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho từng trường hợp cụ thể.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đánh giá nghiệm thu đề tài quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

    2. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN.

    Điều 3. Nguyên tắc đánh giá nghiệm thu đề tài

    Việc đánh giá nghiệm thu đề tài phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

    1. Căn cứ vào hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau đây gọi tắt là hợp đồng) đã được ký kết và các nội dung đánh giá được quy định tại Thông tư này.

    2. Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, trung thực và chính xác.

    3. Tiến hành đúng quy trình, thủ tục theo quy định tại Thông tư này.

    Điều 4. Phương thức đánh giá nghiệm thu đề tài

    1. Đánh giá nghiệm thu đề tài được tiến hành theo hai cấp:

    a) Đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở (sau đây viết tắt là đánh giá cấp cơ sở);

    b) Đánh giá nghiệm thu đề tài cấp nhà nước (sau đây viết tắt là đánh giá cấp nhà nước).

    2. Đánh giá cấp cơ sở là đánh giá kết quả đề tài được thực hiện thông qua hội đồng khoa học đánh giá cấp cơ sở (sau đây gọi là hội đồng đánh giá cấp cơ sở) do cơ quan chủ trì đề tài tổ chức thực hiện.

    3. Đánh giá cấp nhà nước bao gồm đánh giá kết quả đề tài và đánh giá tổ chức thực hiện đề tài.

    a) Đánh giá kết quả đề tài được thực hiện thông qua hội đồng khoa học đánh giá cấp nhà nước (sau đây gọi là hội đồng đánh giá cấp nhà nước) do Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định thành lập.

    b) Đánh giá tổ chức thực hiện:

    - Ban chủ nhiệm chương trình chủ trì phối hợp với Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước thực hiện đối với đề tài thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước (sau đây gọi tắt là chương trình);

    - Các vụ chức năng thuộc Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước thực hiện đối đề tài thuộc chương trình do thành viên ban chủ nhiệm chương trình làm chủ nhiệm;

    - Các vụ chức năng thuộc Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với đơn vị chức năng của cơ quan chủ quản thực hiện đối với đề tài độc lập cấp nhà nước.

    Điều 5. Kinh phí đánh giá đề tài

    1. Kinh phí đánh giá cấp cơ sở được lấy từ kinh phí thực hiện đề tài.

    2. Kinh phí đánh giá cấp nhà nước được lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm của Bộ KH&CN.

    3. Chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm, tài liệu của đề tài theo yêu cầu của hội đồng đánh giá các cấp do chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài tự trang trải.

    Chương II
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...