Luận Văn Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài

    Tìm hiểu thế giới xung quanh là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mầm non nên hàng ngày trẻ luôn có những hành động tự mình tìm tòi khám phá thế giới xung quanh để thoả mãn nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, việc tự khám phá thế giới xung quanh của trẻ còn chưa mang lại hiệu quả, trẻ rất dễ bị phân tâm bởi các hoạt động khác hay trẻ chưa phát huy được hết tính sáng tạo của bản thân nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy để việc tìm hiểu thế giới xung quanh đạt được chất lượng tốt thì giáo viên cần phải phát huy được TTC của trẻ trong hoạt động này.
    TTC là phẩm chất vốn có của con người trong xã hội. Hình thành và phát triển TTC trong xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Điều 5 Luật Giáo dục năm 2005 ghi rõ “phương pháp giáo dục phải phát huy được TTC, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học , kĩ năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. TTC biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động cao các chức năng tâm lý nhằm đạt được mục đích đề ra với chất lượng cao. Nâng cao TTC, tính độc lập trong hoạt động nhận thức là một yêu cầu cơ bản để đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo. Như vậy có thể coi TTC là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trẻ.
    CTLQVMTXQ ở trường mầm non vừa là điều kiện, phương tiện, vừa là mục tiêu nhưng đồng thời cũng là đối tượng để trẻ nghiên cứu. Vì thế, ta có thể phát huy TTC của trẻ thông qua nhiều chủ đề với nhiều nội dung và hoạt động khác nhau song thông qua chủ đề giới thực vật thì TTC của trẻ được phát huy nhiều nhất bởi thế giới thực vật rất gần gũi, đa dạng . luôn kích thích tính tò mò, sự hiểu biết và óc tưởng tượng, sáng tạo của bản thân trẻ. Ngoài ra thế giới thực vật còn là phương tiện để giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.
    Thực tế hiện nay ở các trường mầm non, việc tổ chức khám phá chủ đề thế giới thực vật ở các độ tuổi nói chung và độ tuổi mẫu giáo lớn nói riêng vẫn chưa phát huy được TTC của trẻ. Trong các trường mầm non vẫn còn tồn tại kiểu dạy học “bảo gì nghe thế” và trong giờ học giáo viên vẫn là “nhân vật trung tâm”; giáo viên vẫn chú trọng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chưa áp dụng rộng rãi các phương pháp dạy học hiện đại . Chính sự cứng nhắc thiếu linh hoạt này đã làm giảm đáng kể TTC của trẻ và làm giảm chất lượng khám phá chủ đề.
    Là giáo viên mầm non trong tương lai tôi luôn băn khoăn trước vấn đề: Làm thế nào để phát huy TTC trẻ trong dạy học? Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học ở mầm non?
    Chính từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
    Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở tìm hiểu về TTC của trẻ, đề xuất quy trình phát huy TTC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi làm quen với thế giới thực vật, nhằm năng cao hiệu qủa hướng dẫn trẻ khám phá thế giới thực vật.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    3.2 Tìm hiểu về thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá MTXQ trong trường mầm non.
    3.3 Đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tìm hiểu về thế giới thực vật theo hướng phát huy TTC của trẻ.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích và hệ thống hoá các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    4.2.1 Phương pháp điều tra
    Tiến hành điều tra đối với 100 giáo viên thuộc thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc để làm sáng tỏ thực trạng về việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ở mầm non và thực trạng nhận thức của giáo viên về các vấn đề dạy học phát huy TTC của trẻ.
    4.2.2 Phương pháp đàm thoại
    Trao đổi, trò truyện với giáo viên và một số trẻ để tìm hiểu các thông tin liên quan.
    4.2.3 Phương pháp quan sát
    Dự giờ các tiết học thực nghiệm và đánh giá về các biểu hiện TTC của trẻ.
    4.2.4 Phương pháp thống kê toán học



    Mục lục
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đê tài 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    Nội dung


    CHƯƠNG 1: CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN CủA Đề TàI 4
    1.1 Cơ sở lý luận 4
    1.1.1 Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 4
    1.1.1.1 Một số đặc điểm thể chất của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 4
    1.1.1.2 Một số đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 5
    1.1.1.3 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn 5
    1.1.1.4 Một số đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo lớn: xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic 12
    1.1.2 Một số vấn đề về MTXQ và CTCTLQVMTXQ 13
    1.1.2.1 Một số vấn đề về MTXQ 13
    1.1.2.2 Một số vấn đề về chương trình CTLQVMTXQ 17
    1.1.3 Một số vấn đề dạy học theo phương hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn 21
    1.1.3.1 Tính tích cực 21
    1.1.3.2 Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn 23
    1.1.3.3 Sự phù hợp giữa thế giới thực vật với việc dạy trẻ theo hướng phát huy tính tích cực 30
    1.2 Cơ sở thực tiễn: Thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khám phá MTXQ trong trường mầm non. 31
    1.2.1 Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học của các giáo viên trong trường mầm non 31
    1.2.2 Thực trạng về việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong các giờ học ở trường mầm non 33
    1.2.3 Thực trạng về việc sử dụng phương pháp hướng dẫn trẻ tìm hiểu MTXQ 35
    1.2.4 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng khám phá MTXQ của trẻ 36
    1.2.5 Thực trạng nhận thức của giáo viên về biểu hiện của tính tích cực của trẻ. 37
    1.2.6 Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm dạy học phát huy tính tích cực. 39
    1.2.7 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc cần thiết phải hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy TTC của trẻ 40
    Chương 2: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ 42
    2.1 Nguyên tắc cho trẻ LQVMTXQ 42
    2.1.1 Đảm bảo tính mục đích 42
    2.1.2 Đảm bảo tính giáo dục 43
    2.1.3 Đảm bảo tính thống nhất 43
    2.1.4 Đảm bảo tính khoa học, hệ thống 44
    2.1.5 Đảm bảo tính phát triển 44
    2.1.6 Đảm bảo tính trực quan 46
    2.1.7 Đảm bảo tính vứa sức chung và vừa sức riêng 47
    2.1.8 Đảm bảo tính tích cực của trẻ 47
    2.2 Một số phương pháp CTLQVMTXQ 47
    2.2.1 Một số phương pháp dạy học truyền thống 48
    2.2.1.1 Nhóm phương pháp trực quan 48
    2.2.1.2 Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ 49
    2.2.1.3 Nhóm phương pháp thực hành 50
    2.2.2 Một số phương pháp dạy học tích cực 50
    2.2.2.1 Thế nào là phương pháp dạy học tích cực? 50
    2.2.2.2 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 50
    2.2.2.3 Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của trẻ 52
    2.3 Chủ điểm thế giới thực vật trong chương trình CTLQVMTXQ ở mẫu giáo lớn 54
    2.3.1 Nội dung chính cuả chủ đề 54
    2.3.2 Mục tiêu của chủ đề thế giới thực vật 54
    2.3.3 Mục tiêu của các bài trong chủ đề thế giới thực vật 55
    2.3.4 Các đặc điểm chính của chủ đề thế giới thực vật 57
    2.4 Quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật theo hướng phát huy được TTC của trẻ 58
    2.4.1 Quy trình thiết kế hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật theo hướng phát huy TTC của trẻ 58
    2.4.2 Mẫu giáo án thiết kế hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá thế giới thực vật theo hướng phát huy TTC của trẻ 60
    2.4.3 Một số bài trong chủ đề thế giới thực vật dạy học theo hướng phát huy TTC của trẻ 61
    2.5 Lưu ý 61
    3.1 Mục đích thực nghiệm 63
    3.2 Đối tượng thực nghiệm 63
    3.3 Nội dung thực nghiệm 63
    3.4 Chuẩn bị đánh giá hiệu quả của các tiết học 64
    3.5 Quy trình thực nghiệm 64
    3.6 Kết quả thực nghiệm. 65
    Kết luận chung và kiến nghị sư phạm 72
    Kết luận chung 72
    Một số kiến nghị: 73
    Tài liệu tham khảo 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...