Tài liệu Hướng dẫn thí nghiệm vi xử lý & PLC - Biên soạn: Nguyễn Ngọc Tùng

Thảo luận trong 'Lập Trình' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP. HCM
    KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ



    HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VI XỬ LÝ & PLC

    Biên soạn: Nguyễn Ngọc Tùng

    LƯU HÀNH NỘI BỘ


    MỤC LỤC

    Bài mở đầu – NỘI QUY – MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1
    Bài 1 – MÔ PHỎNG HỌ VI XỬ LÝ 89C51 TRÊN MÁY TÍNH 12
    Bài 2 – GIAO TIẾP NGOẠI VI VỚI LED 7 ĐOẠN 21
    Bài 3 – GIAO TIẾP NGOẠI VI VỚI MA TRẬN PHÍM . 28
    Bài 4 – GIAO TIẾP NGOẠI VI VỚI MA TRẬN LED 32
    Bài 5 – ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH TUẦN TỰ 41
    Bài 6 – PHÂN LOẠI VÀ ĐẾM SẢN PHẨM . 45
    Bài 7 – ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG 50
    Bài 8 – ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY 54


    Bài mở đầu
    NỘI QUY & MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
    I. Nội quy phòng thí nghiệm
    1. Giờ giấc
    - Sinh viên có mặt trước giờ thí nghiệm 5 phút, tập trung trước cửa PTN Điện tử. Giờ bắt đầu vào lớp:
    · Buổi sáng: 7h30’
    · Buổi chiều: 13h30’
    - Đúng giờ thí nghiệm, được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn, các sinh viên trật tự bước vào phòng thí nghiệm. Cứ sau mỗi 5 phút đi trễ, các sinh viên sẽ bị trừ 1 điểm tương ứng vào điểm bài thí nghiệm của ngày hôm đó. Sau 30 phút, các sinh viên đi trễ sẽ không được vào phòng thí nghiệm và xem như vắng mặt ngày hôm đó.
    - Trước giờ ra về 30 phút, các nhóm sinh viên hoàn tất (hoặc chưa hoàn tất bài thí nghiệm) phải dừng thí nghiệm và nộp báo cáo thí nghiệm cho giáo viên hướng dẫn. Riêng những nhóm sinh viên hoàn tất bài thí nghiệm sớm, sau khi nộp báo cáo, nếu có nguyện vọng có thể xin phép giáo viên hướng dẫn cho về sớm. Giờ ra về:
    · Buổi sáng: 11h00’
    · Buổi chiều: 17h00’
    2. Tổ chức lớp học và cách đánh giá sinh viên
    - Lớp học được chia thành tối đa 8 nhóm sinh viên, tùy sĩ số lớp mà số lượng SV mỗi nhóm sẽ dao động từ 3 đến 5 sinh viên.
    - Các bài thí nghiệm được chia làm 2 phần chính: phần thí nghiệm VXL gồm 4 bài được thực hiện song song bởi 4 nhóm trong mỗi buổi học; phần thí nghiệm PLC gồm 4 bài được thực hiện tuần tự bởi 4 nhóm còn lại trong mỗi buổi học. Các nhóm hoàn tất phần thí nghiệm PLC sẽ chuyển sang thực hiện phần thí nghiệm VXL và ngược lại.
    - Các sinh viên vắng mặt (không phép) coi như bị điểm 0 bài thí nghiệm ngày hôm đó. Các sinh viên chỉ được tối đa 1 buổi thí nghiệm vắng mặt có phép và sẽ học bù trong buổi thí nghiệm dự trữ.
    - Bài báo cáo thí nghiệm phải được hoàn thành ngay trong buổi thí nghiệm ngày hôm đó. Điểm bài TN sẽ được đánh giá trên bài báo cáo này và qua quá trình thí nghiệm của nhóm.
    - Điểm trung bình cuối cùng sẽ là trung bình cộng của 2 cột điểm: điểm thí nghiệm và điểm kiểm tra cuối kỳ:
    · Điểm thí nghiệm (chiếm 30%): là trung bình cộng của điểm 8 bài thí nghiệm, điểm mỗi bài thí nghiệm sẽ là điểm chung của nhóm.
    · Điểm kiểm tra cuối kỳ (chiếm 70%): sau khi hoàn tất xong các bài thí nghiệm, mỗi sinh viên đều phải trải qua một đợt kiểm tra cuối kỳ. Nội dung kiểm tra sẽ được chọn lựa ngẫu nhiên từ nội dung các bài thí nghiệm. Hình thức thi là vấn đáp.
    3. Quy chế
    - Đối với phần thí nghiệm PLC, mỗi thao tác bật nguồn cung cấp cho kit TN phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Do đó, trước khi thực hiện các thao tác này, hãy đề nghị giáo viên hướng dẫn kiểm tra kit TN. Mỗi thao tác cần cẩn thận, có mục đích và sự hiểu biết, bất cứ một vấn đề nào không rõ ràng, HÃY hỏi giáo viên hướng dẫn.
    - Khi bước vào phòng TN, các sinh viên để cặp táp, giỏ xách trên giá để cặp sách, chỉ được đem vào phòng TN các dụng cụ học tập cho phép (phần 4).
    - Khác với giờ học lý thuyết, giờ TN sẽ không có thời gian giải lao giữa giờ. Các sinh viên muốn ra khỏi phòng TN trong giờ TN phải nộp giáo viên hướng dẫn thẻ sinh viên của mình. Mỗi lần ra khỏi phòng TN không được quá 5 phút. Nếu không có nhiệm vụ cụ thể, các sinh viên nên hạn chế ra khỏi chỗ ngồi thí nghiệm của nhóm mình.
    - Đầu giờ, khi nhận các thiết bị, linh kiện thí nghiệm của bài ngày hôm đó, nhóm có trách nhiệm kiểm tra số lượng, tình trạng các thiết bị, linh kiện đó. Trong quá trình thí nghiệm, nếu nhóm nào làm sai (hoặc cố tình làm sai) các hướng dẫn trong bài thí nghiệm dẫn đến hư hỏng linh kiện, dụng cụ, thiết bị của phòng thí nghiệm, cả nhóm của nhóm đó có nghĩa vụ bồi thường (bằng hiện vật) linh kiện, dụng cụ, thiết bị đã bị hư hỏng. Cuối giờ, nhóm phải hoàn trả lại phòng thí nghiệm các thiết bị, linh kiện thí nghiệm đã được cấp theo đúng chất lượng và đủ số lượng.
    - Tuyệt đối không được đem các linh kiện, dụng cụ, thiết bị của phòng thí nghiệm ra khỏi phòng mà không được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn.
    - Tuyệt đối không hút thuốc lá và thực hiện các hành vi làm phát sinh ra lửa trong phòng thí nghiệm.
    - Không tụ tập nói chuyện hoặc ăn uống trong phòng thí nghiệm.
    4. Dụng cụ học tập
    - Mỗi nhóm thí nghiệm phải tự trang bị cho nhóm các dụng cụ học tập sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...