Đồ Án Hướng dẫn sử dụng máy hàn FSM-50S

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 5/7/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong mạng Truyền dẫn của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội hiện nay, cáp sợi quang trở thành môi trường truyền dẫn chủ yếu và đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống thông tin quang dung lượng lớn, tốc độ cao. Để đáp ứng cho các nhu cầu lắp đặt và ứng cứu cáp sợi quang thì máy hàn sợi quang là dụng cụ không thể thiếu được. Hiện nay, trong Tổng công ty Viễn thông Quân đội đang sử dụng nhiều máy hàn sợi quang khác nhau trong đó có loại máy hàn FSM-50S của hãng Fujikura. Nhằm đảm bảo tốt việc vận hành, khai thác máy hàn sợi quang FSM-50S, phòng Kỹ thuật Công ty Truyền dẫn Viettel đưa ra tài liệu “Hướng dẫn sử dụng máy hàn FSM-50S”. Tài liệu bao gồm 3 chương sau:
     Chương 1: Tìm hiểu về các loại sợi quang.
     Chương 2: Tổng quan máy hàn quang FSM-50S.
     Chương 3: Các bước vận hành FSM-50S thực hiện hàn sợi quang.
     Chương 4: Ứng dụng thực tế và các kinh nghiệm trong quá trình sử dụng máy hàn.
    Trong đợt thực tập này, em được phân công về thực tập tại XXX với đề tài XXX. Máy hàn FSM-50 của hãng Fujikura – Nhật Bản là thiết bị hàn nối sợi quang bằng hồ quang với phương thức căn chỉnh sợi và điều khiển hồ quang tự động. FSM-50S có thiết kế nhỏ gọn, thời gian hàn nung nhanh, chất lượng mối hàn cao. Hiện nay máy hàn FSM-50S được sử dụng rộng rãi trong Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình hàn nối sợi quang.
    Trong quá trình thực tập, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo

    GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP

    Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ Quốc Phòng, được thành lập vào ngày 01/6/1989 trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp: Công ty điện tử viễn thông quân đội; Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1; Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2; với tên gọi là tổng công ty điện tử thiết bị thông tin (Sigelco).

    Ngày 01/06/1989, Hội đồng bộ trưởng ra nghị định 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin. Ngày đầu thành lập, tổ chức Tổng Công Ty bao gồm 4 xí nghiệp, 2 công ty trực thuộc và cơ quan Tổng công ty, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm về điện tử-thiết bị thông tin, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, sửa chữa khí tài thông tin phục vụ quốc phòng và kinh tế. Ngày 14/07/1995 Bộ quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ/QP về việc đổi tên Công ty điện tử và thiết bị thông tin thành Công ty điện tử viễn thông Quân Đội (Viettel).

    Theo quyết định số 262/QĐ/QP, ngày 28/10/2003 của Bộ Quốc Phòng, Côngty điện tử và viễn thông Quân Đội được đổi tên và bổ sung ngành nghề kinh doanh thành Công ty viễn thông Quân Đội, tên giao dịch quốc tế là Viettel. Thực hiện quyết định số 43/2005QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của TTCP và QĐ số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng công ty viễn thông Quân Đội trên cơ sở tổ chức lại Công ty viễn thông Quân Đội (Viettel). Ngày 14/12/2009, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập số 2078/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội và quy định số 2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

    Trong đó, Viettel Bắc Ninh là một trong những doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng di động lớn nhất kể cả 2G và 3G, với số lượng thuê bao và thị phần trên địa bàn tỉnh với gần 750.000 thuê bao di động.
    Năm 2012, doanh thu thực phát sinh của đơn vị đạt 785 tỷ, tạo ra việc làm cho gần 200 CBCNV và 150 CTV tại địa phương, đông thời đóng góp tích cực vào ngân sách địa. Bên cạnh việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ viễn thông truyền thống, Viettel Bắc Ninh đã và đang triển khai nhiều dịch vụ mới như: Internet leased line; office Wan, Hội nghị truyền hình, FTTx, Chứng thực chữ ký số (CA), dịch vụ giám sát phương tiện vận tải (V_tracking), dịch vụ thuế điện tử Vtax và nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác. Với phương châm “Mỗi khách hàng là 1 người thân”, Viettel đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng. Các chỉ số KPI của đơn vị đều vượt so với tiêu chuẩn ngành.
    Dự kiến đến hết năm 2013, Viettel Bắc Ninh lắp đặt, phát sóng trên 374 trạm 2G, trên 251 trạm 3G, quang hóa đến 95% xã/phường với trên 1.000km cáp quang, đưa các dịch vụ viễn thông tới 100% diện tích và dân số trên toàn tỉnh, phủ cả những khu vực xa xôi nhất. Hệ thống điểm bán, cửa hàng trực tiếp và nhân viên địa bàn cũng đã không ngừng được mở rộng đến tận thôn, xóm giúp mọi người dân trên địa bàn tỉnh đều có thể dễ dàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ viễn thông tiện ích, hiện đại do Viettel cung cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...