Chuyên Đề Hướng dẫn phân tích Tiếng hát con tàu

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề này giúp các em nắm được những nội dung cơ bản xung quanh tác phẩm Tiếng hát con tàu: Ý nghĩa nhan đề và khổ đề từ; Mạch cảm hứng chủ đạo; Vẻ đẹp của một phong cách thơ trí tuệ, giàu chất suy tưởng.

    Nhà thơ Chế Lan Viên.

    KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
    a. Tác giả
    + Tiểu sử:
    + Sự nghiệp sáng tác:
    - Quá trình sáng tác:
    ã Với những trăn trở tìm tòi không ngừng, đời thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng và chặng nào cũng đạt được những thành tựu đứng kể.
    ã Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Hoa trên đá (1984), Di cảo thơ (3 tập: 1992, 1993, 1996).
    - Phong cách nghệ thuật:
    ã Thơ giàu chất suy tưởng.
    ã Khai thác những tương quan đối lập giữa các sự vật hiện tượng.
    ã Hình ảnh: mới, lạ, mang tính biểu tượng
    ã Ngôn ngữ: sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
    > Sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên được xem là một trong số những nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu với phong cách độc đáo. Nếu Tố Hữu nói chính trị bằng giọng tâm tình ngọt ngào thì Chế LanViên nói bằng giọng chính luận mang màu sắc triết luận. Những sự kiện thời sự diễn ra hàng ngày, các vấn đề chính trị được ông hình tượng hoá khéo léo qua các hình ảnh thơ mới lạ.
    b. Tác phẩm
    + Hoàn cảnh ra đời:
    - Sự kiện năm 1958 - 1960: cuộc vận động nhân dân miền xuôi, chủ yếu là thanh niên lên tham gia xây dựng Tây Bắc.Thanh niên hào hứng thuộc nằm long 2 câu thơ:
    “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
    Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”
    (Lên miền Tây – Bùi Minh Quốc)
    - Do sức khoẻ yếu, không thể đi tới những vùng xa xôi của Tổ quốc, Chế Lan Viên thể hiện khát vọng lên đường bằng những vần thơ > cách đi riêng của Chế Lan Viên:
    “Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến
    Khi ta về lòng ngậm những cánh thơ”
    (Qua Hạ Long)
    - Áng sáng và phù sa (1960):
    ã Tập thơ đầu tiên sau cách mạng, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình thơ Chế Lan Viên.
    ã Khơi nguồn từ sự gặp gỡ giữa cuộc hồi sinh của một con người (sau khi vượt qua bệnh tật, bi kịch gia đình), một tâm hồn thơ và cuộc hồi sinh của đất nước.
    Cảm hứng chủ đạo: lòng biết ơn và niềm hạnh phúc trong sự gắn bó hài hoà với cuộc sống, nhân dân, đất nước của một tâm hồn đã từ “thung lũng đau thương”, từ thế giới “điêu tàn” ra “cánh đồng vui”.
    - Bài thơ Tiếng hát con tàu là một thi phẩm tiêu biểu cho tập “Ánh sáng và phù sa”
    + Bố cục: 3 đoạn
    ã Đoạn 1 (2 khổ đầu): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
    ã Đoạn 2 (9 khổ giữa): Khát vọng về với nhân dân và những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình.
    ã Đoạn 3 (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...