Tài liệu Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị TBCN - cao cấp lý luận

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÂU MỘT: Trình bày những phương pháp khoa học của kinh tế chính trị Mác-Lênin: Tên phương pháp; vai trò của phương pháp đó; Sự vận dụng những phương pháp đó trong chương trình kinh tế chính trị đã học.
    TRẢ LỜI
    Kinh tế chính trị học là khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật kinh tế của sản xuất xã hội và phân phối của cải vật chất trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người. Trong quá trình hình thành và phát triển, kinh tế chính trị học đã có nhiều trường phái khác nhau. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và hình thành các trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, kinh tế chính trị học tư sản cận đại, kinh tế chính trị học tư sản hiện đại. Các trào lưu này đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
    Phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tiếp thu có phê phán những yếu tố khoa học trong kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, Mác và Aênghen đã xây dựng nên kinh tế chính trị học vô sản thực sự khoa học. Sau này, trong điều kiện mới, Lênin đã kế thừa và phát triển thành kinh tế chính trị học Mác-Lênin, một bộ phận hợp thành quan trọng nhất của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.
    Kinh tế chính trị học Mác-Lênin giúp ta có được phương pháp luận đúng, một mặt để làm cơ sở cho các môn kinh tế khác, mặt khác nhờ phương pháp luận đúng để có thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng của các quá trình kinh tế và từ đó tìm ra các quy luật kinh tế, bao gồm các quy luật kinh tế chung là các quy luật có ở mọi nền kinh tế và các quy luật đặc thù ở từng hình thức sản xuất của nền kinh tế, quy luật riêng có trong từng phương thức sản xuất.
    Trong phạm vi lớn, chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị học Mác-Lênin góp phần quan trọng để hình thành mô hình, đường lối chiến lược kinh tế. Từ đó làm cơ sở cho các chính sách kinh tế ở từng thời kỳ phát triển của các quốc gia. Trong phạm vi nhỏ là phạm vi doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục đích trực tiếp của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, hay là lợi nhuận. Do vậy, các doanh nghiệp không thể sử dụng một cách trực tiếp của các nguyên lý của kinh tế chính trị học Mác-Lênin vào trong quá trình kinh doanh để có được hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều, nhưng nó có thể giúp cho doanh nghiệp thích nghi được với các quy luật kinh tế, nhờ đó mà phát triển bền vững hơn.
    Để nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác-Lênin phải có phương pháp khoa học.
    Phương pháp chung, đó là phương pháp mà mọi môn khoa học đều sử dụng chúng . Trong đó có các phương pháp có tính phương pháp luận:
    Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng. Để sử dụng phương pháp này, người ta thường tìm các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật và hiện tượng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng. Trong khoa học tự nhiên, để phát hiện các quy luật, để chứng minh các giả thiết, có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm. Nhưng trong kinh tế chính trị phương pháp thực nghiệm không thể thực hiện được ở phòng thí nghiệm. Để chứng minh cho một tư tưởng kinh tế chỉ có thể thông qua cuộc sống thực tế với tất cả mối quan hệ xã hội hiện thực.
    Trong kinh tế chính trị cũng như trong các khoa học xã hội nói chung, phương pháp trừu tượng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững ổn định, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến tới bản chất ở trình độ sâu hơn hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.
    Vì không hiểu đúng phương pháp trừu tượng hóa khoa học nên có ý kiến cho rằng: Các học thuyết kinh tế của Mác thiếu tính thực tiễn do sử dụng nhiều giả định khi phân tích. Thực ra, khi vận dụng một cách đúng đắn thì trừu tượng hóa là sức mạnh của tư duy khoa học, không làm cho tư duy xa rời hiện thực mà giúp hiểu rõ hiện thực ở cấp độ bản chất, hiểu quy luật vận động của hiện thực, điều mà nhận thức cảm tính không bao giờ có thể đạt được. Ví dụ để phát hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản có thể và cần phải trừu tượng hóa, không tính đến sản xuất hàng hóa nhỏ của những thợ thủ công và nông dân các thể, mặc dù nó vẫn tồn tại ở mức độ nhiều hay ít trong mỗi nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, không được bỏ qua quan hệ hàng hóa-tiền tệ, nhất là không được bỏ qua việc chuyển sức lao động thành hàng hóa vì không có quan hệ hàng hóa- tiền tệ và không có hàng hóa sức lao động thì cũng không tồn tại chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng:”Do Mác đưa ra các giả thiết khi nghiên cứu đã làm cho các kết luận xa rời thực tế cuộc sống khiến chúng không còn mang tính khoa học” là ý kiến sai và đã được giải thích ở trên.
    Phương pháp gắn liền logic với lịch sử trong nghiên cứu. Quan hệ logic đó là quan hệ tất nhiên, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phương pháp logíc lại đòi hỏi phải tìm ra cái chung cho mỗi sự phát triển đó. Quan hệ logíc là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logíc nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học. Điều này thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu của Mác về chủ nghĩa tư bản.
    Như đã biết tư bản thương nghiệp tồn tại từ lâu trước chủ nghĩa tư bản. Nhưng khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Mác không bắt đầu từ tư bản thương nghiệp, sở dĩ như thế là vì đối tượng nghiên cứu của Mác là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà trong lịch sử chủ nghĩa tư bản ra đời bằng hai cách: Một là, người sản xuất hàng hóa nhỏ vươn lên thành nhà tư bản, hai là người thương nhân lúc đầu chỉ đón lấy sản phẩm thừa của người sản xuất nhỏ, dần dần nắm lấy sản xuất đầu tư xây dựng xí nghiệp để đưa nhiều hàng hóa ra thị trường. Trong hai cách trên nhà tư bản đề đảm nhận cả sản xuất và lưu thông. Sau này sự lớn lên của qui mô kinh doanh mới dẫn đến sự phân công xã hội xuất hiện loại nhà tư bản chuyên trách khâu lưu thông, tức là nhà tư bản thương nghiệp. Chính vì vậy khi phân tích lôgíc, Mác đã giả định rằng tư bản công nghiệp là một thể thống nhất đảm nhiệm cả khâu lưu thông, dịch vụ tiền tệ, thanh toán. Rồi sau mới phân tích sự ra đời của tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay và tín dụng ngân hàng. Đây chính là biểu hiện của sự kết hợp chặt chẽ lôgíc và lịch sử.
    Thống nhất các khái niệm và phạm trù. Khái niệm và phạm trù là cơ sở để hình thành các nguyên lý khoa học, chúng phải được hình thành và sử dụng một cách thống nhất, nhờ đó mà mang tính phổ biến.
    Các phương pháp mang tính kỹ thuật như thống kê, lập biểu, đồ thị, Phân tích, tổng hợp.
    Phương pháp riêng của kinh tế chính trị học Mác-Lênin là:
    Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp này đòi hỏi phải có quan điểm khách quan, trung thực, xem xét sự vật một cách toàn diện, mang tính hệ thống, trong sự vận động và phát triển, có quan điểm lịch sử cụ thể. Xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến trình đó sự tích lũy những biến đổi về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất.
    Như khi nghiên cứu phương thức sản xuất, Mác đã vận dụng phương pháp biện chứng duy vật để phân tích: “Con người không thể tự ý lựa chọn quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí. Kiểu quan hệ sản xuất-quan hệ sở hữu này hay kiểu quan hệ sản xuất-quan hệ sở hữu khác tùy thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội”. Bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới.
    Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, khi trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất biến đổi thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trái lại trở thành trói buộc, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó đã lỗi thời hoặc vượt trước không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
    Tóm lại, để nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác-Lênin cần có phương pháp khoa học, tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là trọng tâm, kết hợp với các phương pháp khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...