Tài liệu Hướng dẫn kiểm kê lâm sản ngòai gỗ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

    TP HỒ CHÍ MINH


    VẤN ĐỀ KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU TRA

    LÂM SẢN NGÒAI GỖ CÓ SỰ THAM GIA

    Đặng Đình Bôi

    (Tài liệu tham khảo dùng cho cao học)

    Chương I: QUAN NIỆM VỀ ĐIỀU TRA/

    KIỂM KÊ (INVENTORY) LÂM SẢN NGÒAI GỖ

    1.1. Những cách hiểu lầm về ”Kiểm kê có tham gia”:

    Thông thường người ta mong muốn những chỉ dẫn hay những phương pháp luận làm

    cho mọi cái đơn giản và dễ ràng. Trên thực tế lại khác: những quy trình đơn giản cũng

    cần được làm rõ dựa trên những kiến thức và kỹ năng khoa học . Ngay khi cách tiếp cận

    có tham gia được áp dụng thì cũng không hy vọng rằng những người dân không được học

    tập và huấn luyện có thể thu thập và xử lý được những số liệu phức tạp. Hơn thế thuật

    ngữ “tham gia” nghĩa là sự trao đổi hai chiều kinh nghiệm và kiến thức trong mối tương

    quan hợp tác giữa người dân địa phương và những chuyên gia lâm nghiệp hoặc ngành

    khác liên quan (Cater, 1996). Như vậy sự tham gia có thể trải rộng từ nhận ra và tăng

    cường những họat động lâm nghiệp mà người dân đã thực hiện (thí dụ thu hái LSNG),

    đến những họat động mới đòi hỏi sự hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngòai ( như điều tra NTFP).

    Hướng dẫn kiểm kê NTFP, cũng như hướng dẫn điều tra rừng nói chung, không được xây

    dựng để người dân dùng trực tiếp, mà được xây dựng để giúp cho các kỹ thuật viên hỗ trợ

    các nhóm sử dụng rừng tiến hành kiểm kê theo cách “tham gia”. Do vậy các công chức

    lâm nghiệp khi tham gia vào kiểm kê cần có những kỹ năng thúc đẩy.

    Giả định sai lầm thứ hai liên quan đến kiểm kê là kết qủa của nó cho một sự đánh giá

    chính xác tăng trưởng của một lâm sản nào đó. Điều này là không hiện thực, vì điều kiện

    về thời gian, kiến thức và nguồn lực. tuy nhiên, một cuộc điều tra sẽ cho phép mô tả cẩn

    thận và gần đúng tình trạng tài nguyên và phải dựa trên những giả thuyết bảo tồn. Nó có

    thể giả định rằng, cần thiết phải qủan lý tài nguyên bền vững vì nó dựa trên kết qủa của

    điều tra. Yếu tố then chốt để cải thiện việc quản lý đưa ra, sẽ được giám sát tài nguyên

    định kỳ (hoặc tiếp tục dựa trên đánh giá bằng nhãn quan, hoặc vào khỏang mỗi 4 đến 5

    năm thông qua điều tra) và có sự điều chỉnh thường xuyên thực tiễn qủan lý.

    1.2.Nét riêng của kiểm kê NTFP:

    Phụ thêm vào những ý ở mục 1.1. là một số đặc điểm của NTFP làm cho việc điều tra

    NTFP khác với những sản phẩm và nguồn lợi khác.

    Đầu tiên cần phải kể đến là tính hỗn tạp của sản phẩm. Mỗi một lòai thì có kiểu phân

    bố khác nhau. Yếu tố này làm cho đa số sản phẩm cần được ước lượng theo cách khác

    nhau. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp dùng để định lượng ( đánh giá qua quan

    sát, đo chiều cao, chiều dài hoặc đường kính, cân trọng lượng, tính tóan ) thì thay đổi

    phụ thuộc vào sản phẩm.

    Đặc điểm thứ hai của điều tra LSNG là tính mùa vụ của nó. Nhiều sản phẩm chỉ có

    trong một mùa nhất định, theo đó điều tra nó phải được lập kế họach phù hợp. Vấn đề

    này gây khó khăn nếu khi cần điều tra một số lòai, mỗi lòai vào thời gian khác nhau trong

    năm. Thêm nữa nếu các nhóm sử dụng rừng cần thuê cán bộ kỹ thuật xây dựng kế họach

    phát triển một số lòai NTFP thì hợp đồng phải tính đến thời gian trong tòan năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...