Thạc Sĩ Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói chung, phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề mang tính chiến lược cấp thiết trước những yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước. Đổi mới nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, là yếu tố quan trọng hàng đầu đáp ứng việc “đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với việc đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, chúng ta cần đổi mới cả về phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. Việc xác định phương pháp dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là yêu cầu khách quan cấp thiết để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của nước ta như trong hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã đề ra nghị quyết về định hướng phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010 như sau: “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức và khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Xuất phát từ mục tiêu trên, việc dạy học Lịch sử phải đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học.
    Như vậy, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng trong đó có phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học lịch sử luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những biện pháp hữu hiệu để nhà trường và giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu trên.
    Để thực hiện tốt những mục tiêu của Đảng và nhà nước về giáo dục, đào tạo, nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng. Bộ môn Lịch sử với chức năng nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo và Lịch sử được xem như là một môn học quan trọng và có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tri thức Lịch sử là một trong những phương tiện giáo dục có hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phẩm chất đạo đức cách mạng. Lịch sử giáo dục cho con người lòng tin vào chính nghĩa và chân lý, có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng yêu lao động, rèn luyện ý thức năng lực thẩm mỹ. Chính vì Lịch sử có vai trò lớn như vậy cho nên việc cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử là việc rất quan trọng nhằm góp phần phát triển toàn diện học sinh. Chính vì vậy mà việc học tập và dạy học Lịch sử luôn đóng vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
    Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học Lịch sử ở các trường phổ thông, bên cạnh ưu điểm vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như chương trình dạy học Lịch sử vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, vận dụng những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống. Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử trong đó phải nhất thiết tiến hành đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trong dạy và học tập Lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay.
    Một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học được nhiều người quan tâm là đổi mới việc kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học tập lịch sử. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh của thầy giáo và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì nó chẳng những là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy cao mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Như chúng ta đã thấy: Dạy học là quá trình khép kín, để điều chỉnh quá trình này một cách có hiệu quả là cả người dạy và người học đều phải thu được những thông tin ngược từ việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. Việc hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một công việc rất khó của phương pháp dạy học, giúp học sinh hình thành năng lực tự học, kỹ năng, kỹ xảo của bộ môn. Qua việc tự kiểm tra, đánh giá của học sinh giúp giáo viên sẽ thấy được những thành công và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong giảng dạy, hiểu rõ mức độ kiến thức và kỹ năng của học sinh. Từ đó có những biện pháp sư phạm tích cực, thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
    Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ thông”.


    MỤC LỤC

    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 3
    2.1. Tài liệu nước ngoài. 3
    2.2. Tài liệu trong nước. 5
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 8
    4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 8
    4.1. Mục đích: 8
    4.2. Nhiệm vụ: 9
    5. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    5.1. Cơ sở lý luận. 9
    5.2. Phương pháp nghiên cứu: 9
    5.2.1 Nghiên cứu lý thuyết 9
    5.2.2.Sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm 10
    6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 10
    6.1. Ý nghĩa khoa học. 10
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn. 10
    7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 11
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 11
    B. PHẦN NỘI DUNG 12
    CHƯƠNG I 12
    VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GÍA KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 12
    Ở TRƯỜNG THPT 12
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 12
    1. Cở sở xuất phát 12
    1.1. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử. 12
    1.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. 14
    1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập Lịch sử. 16
    1.4. Phương hướng đổi mới việc hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 19
    2.Thực trạng vấn đề hướng dẫn học sinh tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập ở trường THPT hiện nay. 21
    2.1. Đối với giáo viên. 21
    2.2. Đối với học sinh. 25
    II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 29
    1. Quan niệm về kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. 29
    1.1. Khái niệm 29
    1.2. Mục đích của kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. 31
    1.3. Chức năng của kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. 32
    2. Vai trò của việc tự kiểm tra – đánh giá trong học tập. 34
    2.1. Đối với học sinh. 34
    2.2. Đối với giáo viên: 35
    3. Tự kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong học tập. 36
    CHƯƠNG II 42
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾN HÀNH 42
    TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP LỊCH SỬ 42
    THẾ GIỚI LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 42
    Ở TRƯỜNG THPT 42
    I. VỊ TRÍ - MỤC TIÊU - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN). 42
    2.Vị trí 42
    3. Mục tiêu. 43
    3. Nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới lớp 10(chương trình chuẩn) 44
    II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH TRONG HỌC TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT 47
    1. Những yêu cầu xác định các biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử ở trường THPT 47
    2. Nội dung và biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử ở trường THPT 51
    2.1. Biện pháp giúp học sinh tái hiện những điều đã học. 51
    2.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh tự trả lời những câu hỏi trong giáo trình hoặc tài liệu hướng dẫn học tập. 55
    2.3. Làm các bài tập do giáo viên yêu cầu. 62
    THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 69
    I. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM . 69
    1. Mục đích. 69
    2. Nguyên tắc. 69
    3. Phương pháp. 69
    II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM . 70
    1. Thời gian thực nghiệm 70
    2. Đối tượng thực nghiệm 70
    3. Bài học được chọn biên soạn đề bài thực nghiệm 70
    4. Hướng dẫn thực nghiệm 70
    5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 70
    6. Kết quả thực nghiệm 72
    C. KÊT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    PHỤ LỤC 1. 85
    ĐÁP ÁN 90
    PHỤ LỤC 2A 95
    PHỤ LỤC 2B 97
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...